TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - CÔ PHẠM THỊ KIM ANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

                                      - Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

          1. Tôi ghi tên dưới đây

 

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Phạm Thị Kim Anh

31/01/1997

Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

Giáo viên Tiếng Anh

Đại học

Sư phạm Tiếng Anh

100%

 

 

 

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp góp phần nâng cao hứng thú học hoạt động Project, môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4/1 Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

          3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/10/2024

          6. Mô tả bản chất của sáng kiến[1]

          6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết

          a. Thực trạng khi áp dụng sáng kiến

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực và nhiều công việc đòi hỏi chúng ta phải có khả năng sử dụng Tiếng Anh. Do đó mà ngành giáo dục đã đưa Tiếng Anh vào chương trình giảng dạy như một môn học bắt buộc từ năm học lớp 3 và ở trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 cũng vậy. Thông qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi nhận thấy đa số các em yêu thích môn Tiếng Anh, các em chuẩn bị sách vở đầy đủ và tích cực tham gia các hoạt động. Đặc biệt, với bộ sách Tiếng Anh 4 (Global Success) của tác giả Hoàng Văn Vân được thiết kế rất khoa học giúp các em phát triển các kỹ năng Tiếng Anh.  Đặc biệt là hoạt động Project, đây là hoạt động cuối của mỗi đơn vị bài học nên học sinh cần vận dụng hết kiến thức và kỹ năng đã học để tham gia hoạt động này.

Và chúng ta đều biết một sự thật là hứng thú học tập rất quan trọng đối với học sinh. Khi có hứng thú, các em sẽ trở nên chủ động, sáng tạo và có thái độ tích cực hơn đối với việc học. Điều này rất phù hợp với yêu cầu cần đạt của hoạt động Project và góp phần tạo tiền đề xây dựng thái độ học tập tích cực cho các em sau này.

Tuy nhiên, một số em học sinh chưa có hứng thú khi tham gia hoạt động Project. Các em chưa tích cực tham gia khi giáo viên tổ chức hoạt động Project. Một số em chưa tự tin, còn tâm lý ngại hỏi, ngại phát biểu. Các ví dụ minh họa của giáo viên chưa thu hút học sinh. Các em chưa được sáng tạo trong mỗi hoạt động hoặc chưa nhận được sự tuyên dương, khen thưởng từ giáo viên và bạn bè.

Nhận thấy được các thực trạng đó, vào năm học 2024 – 2025, sau một tháng dạy lớp 4/1 theo sự phân công của Ban giám hiệu trường tiểu học thị trấn Lai Vung 2, tôi tiến hành thống kê mức độ hứng thú học phần Project, môn Tiếng Anh của học sinh lớp 4/1 như sau:

 

TSHS: 29 HS

Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Không hứng thú

Tháng 10/2024

11 (37,93%)

8 (27,59%)

6 (20,69%)

4 (13,79%)

 

          b. Ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến tình hình đó

          * Ưu điểm: Có đầy đủ các điều kiện để thực hiện; Có nhiều nguồn thông tin phong phú, đa dang để dễ dàng trong việc tìm hiểu thông tin; Học sinh có thể tự do sáng tạo trong việc thể hiện những gì đã học qua các dự án; Học sinh cảm thấy hứng thú và thích thú khi tham gia vào các dự án, từ đó nâng cao khả năng học tập.

          * Nhược điểm: Một số em học sinh chậm còn chưa theo kịp các hoạt động và một số em học sinh chưa thật sự tập trung trong giờ học nên các em ít hoặc không hứng thú khi tham gia hoạt động.

          * Nguyên nhân:

            Project là hoạt động cuối cùng của mỗi đơn vị bài học nên giáo viên chưa tập trung vào hoạt động này. Giáo viên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu nội dung vì đây là sách mới nên việc tổ chức hoạt động chưa phù hợp với yêu cầu cần đạt của mỗi hoạt động Project. Nếu các em phải làm việc một mình đối với hoạt động phức tạp hoặc làm việc đội nhóm đối với các hoạt động quá dễ dàng thì học sinh có thể mất hứng thú học tập do cảm giác bị quá tải hoặc không có thách thức.

  Ngoài ra, không khí học tập căng thẳng và nặng nề sẽ dễ dàng khiến học sinh mất hứng thú học tập. Thực tế rằng vẫn còn một số em học sinh hay mất tập trung trong giờ học hoặc một số em còn tự ti, ngại phát biểu trước lớp hoặc chưa sẵn sàng tham gia các hoạt động nhóm. Một số em gặp khó khăn trong quá trình học tập nhưng do không dám hỏi giáo viên và không dám chia sẻ với bạn vì các bạn chưa đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau thì các em sẽ không biết phải làm gì và làm như thế nào?

            Giáo viên chưa có sự đầu tư trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hoạt động Project. Do khối lượng công việc nhiều giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu tạo ra các hình ảnh, video minh họa sinh động hoặc chưa tìm được các công cụ hỗ trợ phù hợp. Một số phần mềm, website cần trả phí hoặc quá phức tạp. Giáo viên chủ yếu sử dụng các hình ảnh sẵn có và thực hiện các ví dụ bằng lời nói. Việc này làm học sinh mất hứng thú học tập do bài giảng trở nên nhàm chán, thiếu tương tác, và không bắt kịp với xu thế hiện đại.

           Đa số học sinh tiểu học rất thích sáng tạo và các em có sự sáng tạo theo lứa tuổi của riêng mình. Việc các em làm theo một khuôn khổ nhất định nào đó khiến các em dần tư duy sáng tạo và hứng thú của các em. Một số giáo viên muốn kiểm soát tốt các hoạt động học tập của học sinh nên đưa ra các mẫu và yêu cầu học sinh làm theo. Một số em học sinh thì ngại việc sáng tạo vì sợ sẽ làm sai hoặc không đúng với yêu cầu hoạt động.

            Bên cạnh đó, việc chưa chú trọng tuyên dương và đánh giá kết quả hoạt động cũng ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên cho rằng các em hoàn thành nội dung hoạt động là đáp ứng yêu cầu, không phải quá xuất sắc để khen thưởng hoặc chưa quan sát và thấy được sự tiến bộ của từng học sinh để tuyên dương các em. Một số em học sinh trong lớp còn mang tâm lý hiếu thắng nên không công nhận kết quả của bạn mình hoặc đưa ra nhận xét tiêu cực khi bạn mắc lỗi.

        6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

a. Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp các em học sinh rèn luyện các kĩ năng Tiếng Anh cũng như phát triển được tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm hay độc lập,...cho học sinh. Từ đó tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

          b. Tính mới của giải pháp

1. Tổ chức hoạt động phù hợp

Đối với mỗi tiết học thì việc tổ chức hoạt động phù hợp là vô cùng quan trọng, việc này góp phần tạo nên sự thành công của tiết học và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung của phần Project trong sách Tiếng Anh 4 rất đa dạng nên cần có sự tổ chức hoạt động phù hợp theo nội dung từng bài. Khi dạy phần Project cho học sinh lớp 4/1, tôi luôn linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho các em học sinh để nâng cao hứng thú học tập cho các em, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân: Tôi cho rằng khi làm việc cá nhân, học sinh có thể phát huy tính tự giác trong học tập, giúp kích thích tính tự học và khả năng làm việc độc lập của các em. Các em tự tạo ra sản phẩm của riêng mình và trình bày trước lớp.

Ví dụ: Unit 3 (My week – Page 27), Unit 4 (My birthday party – Page 33), Unit 9 (Our sports day – Page 67)

- Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm đôi: Hoạt động nhóm đôi được đa số giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy. Bản thân tôi cũng nhận thấy được các em học sinh cũng hứng thú hơn và học tập hiệu quả hơn khi có một người bạn đồng hành. Có một số hoạt động cần sự phối hợp từ hai bạn tương tác với nhau và cùng tạo ra sản phẩm. Hơn nữa, đây là cơ hội để những “đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ và cùng nhau tiến bộ.

Ví dụ: Unit 7 (Our timetables – Page 55), Unit 10 (My last summer holiday – Page: 73)

- Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm bốn: Tương tự như làm việc theo nhóm đôi thì nhóm bốn cũng là một cách tổ chức chia nhóm phổ biến trong các tiết học. Tôi thường cho các em làm việc theo nhóm bốn đối với các bài có nội dung là khảo sát hoặc tạo ra sản phẩm chung. Ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn các em các kỹ năng để làm việc nhóm hiệu quả như phân công phù hợp, tất cả các bạn đều tham gia vào hoạt động, phối hợp và hỗ trợ nhau hoàn thành tốt yêu cầu bài học.

Ví dụ: Unit 5 (Things we can do – Page 39), Unit 6 (Our school – Page 49), Unit 8 (My favourite subjects – page 61)

2. Tạo không khí học tập vui vẻ và thân thiện

Không khí vui vẻ và thân thiện trong mỗi tiết học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hứng thú học tập cho các em học sinh. Trong khi học sinh tham gia hoạt động Project, tôi thường quan sát và nhận thấy rằng một số em học sinh trong lớp còn rụt rè, ngượng ngùng và sợ mắc lỗi nên các em chưa tích cực đưa ra ý kiến đóng góp cho nhóm. Hoặc một số em có thể chia sẻ trong nhóm nhưng chưa đủ tự tin để trình bày trước lớp. Điều này ảnh hưởng lớn đến hứng thú học tập của các em. Để khắc phục vấn đề này tôi luôn tạo không khí học tập vui vẻ và thân thiện, khuyến khích tất cả học sinh tích cực tham gia hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Ngay từ những tiết học đầu, tôi đã giải thích để học sinh hiểu rằng tiết học Project là cơ hội để các em phát huy năng lực của bản thân nên mỗi em nên mạnh dạn phát biểu và đóng góp ý kiến.

- Tôi xây dựng mối quan hệ thầy – trò gần gũi để các em có thể chia sẻ những nội dung chưa hiểu, những khó khăn cần giúp đỡ. Nhận xét nhẹ nhàng để học sinh không cảm thấy áp lực khi mắc lỗi.

Ví dụ: Khi học sinh tham gia hoạt động, tôi sẽ đi xung quanh để kịp thời hỗ trợ các em tốt nhất có thể. Các em thường mắc một số lỗi như chính tả, phát âm sai,...tôi sẽ chỉ ra chổ sai để các em điều chỉnh và khắc sâu.

- Bên cạnh đó, tôi xây dựng cho các em học sinh lớp mình tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập. Giáo dục các em ý thức sẵn sàng chia sẻ khi bạn gặp vấn đề để tất cả học sinh trong lớp đều cùng nhau tiến bộ.

Ví dụ: Mỗi hoạt động Project đều có phần trình bày, các bạn học sinh cùng nhóm hoặc cùng bàn sẽ hỗ trợ việc kiểm tra lỗi chính tả, sửa phát âm,...trước khi trình bày trước lớp.

Qua đó, các em học sinh loại bỏ được những căng thẳng không đáng có, thay vào đó là sự hứng thú khi được tham gia, được học, được sẻ chia với thầy cô và bạn bè.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Để đáp ứng yêu cầu giáo dục mới hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy là một phần không thể thiếu. Bản thân tôi cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh, đặc biệt là ở phần Project.

Những hình ảnh, video trực quan, sinh động sẽ tạo được hứng thú cho các em, các em rất thích thú và tập trung quan sát hơn. Khi dạy phần Project cho các em học sinh lớp 4/1, tôi luôn sử dụng các slide trình chiếu nội dung để thu hút các em. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu và sử dụng một số phần mềm, website,... miễn phí để tạo nên những hình ảnh, video minh họa phù hợp theo từng hoạt động. Tôi nhận thấy rằng biện pháp này rất hữu dụng vì các em xem một cách rất thích thú và dễ dàng hiểu được yêu cầu của hoạt động.

Ví dụ:

- Unit 5 (Things we can do – Page 39): Tôi sử dụng các phần mềm như Adobe, Clipcharm và Capcut để tạo video về một học sinh đang nói về kết quả khảo sát của mình.

- Unit 9 (Our sports day – Page 67): Tôi cũng sử dụng các phần mềm Power Point, Text to speech và Capcut để tạo một đoạn video về một nhóm học sinh đang trình bày về ngày hội thể thao ở trường.

Hơn nữa, tôi còn vận dụng một số game online trong việc chọn ngẫu nhiên các học sinh hoặc nhóm phát biểu. Việc này vừa đảm bảo tính công bằng vừa kích thích hứng thú cho các em.

Ví dụ:

- Unit 3 (My week – Page 27), Unit 9 (Our sports day – Page 67): Tôi sử dụng trò chơi Duck race để tìm ra các đội nhóm hoặc cá nhân trình bày sản phẩm của mình.

- Unit 10 (My last summer holiday – Page: 73): Tôi sử dụng trò chơi The big wheel để lựa chọn ngẫu nhiên học sinh trình bày về kỳ nghỉ của mình.

4. Phát triển khả năng sáng tạo

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tập trung phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh và tôi mong muốn các học sinh của mình được phát huy năng lực sáng tạo khi học phần Project của môn Tiếng Anh. Mỗi em học sinh đều có năng lực sáng tạo riêng của mình và các em được sử dụng nó để tạo ra sản phẩm của mình. Khuyến khích sự sáng tạo có thể giúp tăng cường sự tham gia và hứng thú học tập của học sinh. Trong các hoạt động Project, các em học sinh lớp tôi không nhất thiết phải theo khuôn khổ của giáo viên mà các em có thể sáng tạo theo ý mình đáp ứng được mục tiêu của bài học.

Ví dụ:

- Unit 4 (My birthday party – Page 33): Các em học sinh có thể tự do tạo một thiệp mời mà mình yêu thích.

- Unit 6 (Our school – Page 49): Học sinh tự do vẽ một ngôi trường yêu thích.

5. Sử dụng phương pháp đánh giá tích cực

Đối với người học, nhất là các em học sinh tiểu học thì việc được thầy, cô khen và bạn bè tuyên dương là rất quý giá. Điều này mang đến rất nhiều động lực để các em phấn đấu và cố gắng hơn mỗi ngày. Tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá tích cực là thường xuyên khen khi các em hoàn thành các bài tập, nội dung hoạt động nhóm cũng như việc tuyên dương, khuyến khích tinh thần nỗ lực học tập của các em học sinh có tiến bộ trong học tập.

Ví dụ: Tôi luôn tuyên dương đối với các cá nhân, đội nhóm xung phong trình bày kết quả, sản phẩm của mình. Tặng dấu sao cho các cá nhân hoặc đội nhóm hoàn thành tốt hoạt động. Đặc biệt tuyên dương đối với những học sinh có tiến bộ tích cực trong học tập.

 Tuy nhiên, tôi cũng xem xét trước khi khen thưởng hoặc tuyên dương để tránh trường hợp học sinh không cảm thấy trân trọng vì được khen quá nhiều.

          c. Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:

          * Ưu điểm:

          Học sinh yêu thích và hứng thú khi học Tiếng Anh. Học sinh tự tin hơn khi trình bày sản phẩm của mình trước lớp. Học sinh phát triển được các kỹ năng Tiếng Anh cũng như phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập.

          Tiết dạy của giáo viên diễn ra sôi nổi, học sinh tích cực phối hợp với giáo viên và bạn bè để hoàn thành tốt các hoạt động học tập.

          Trong lớp còn rất ít học sinh ít hoặc không hứng thú khi tham gia hoạt động Project.

          * Nhược điểm: Một số em chậm, thường xuyên mất tập trung đã có sự tiến bộ nhưng các em trình bày chưa được trôi chảy.

          7. Khả năng áp dụng của giải pháp

          Tôi cho rằng, những biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho các học sinh khác để góp phần tạo được sự hứng thú cho các em học sinh trong quá trình học Tiếng Anh, đặc biệt là phần Project, từ đó nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Anh. Hơn nữa, các giải pháp này cũng có thể được áp dụng trong các môn học khác như Tiếng Việt, Toán,...của các khối lớp khác và các trường tiểu học khác có sử dụng bộ sách Tiếng Anh lớp 4 của tác giả Hoàng Văn Vân.

8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến

Qua một thời gian áp dụng các phương pháp nâng cao hứng thú học phần Project cho học sinh lớp 4/1 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2, tôi nhận thấy học sinh có những chuyển biến rất tích cực.

          - Đa số học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ học, tích cực phát biểu và tự tin khi nói Tiếng Anh.

          - Học sinh hoạt động nhóm sôi nổi hơn, hoàn thành hoạt động nhanh hơn.

          - Các em học sinh không hứng thú với phần Project đã có sự thay đổi rõ rệt, các em tập trung trong mỗi giờ học, thường xuyên trao đổi với bạn bè khi gặp nội dung khó và mạnh dạn phát biểu hơn.

          So sánh kết quả vào đầu và cuối học kì I, năm học 2024 – 2025:

 

TSHS: 29 HS

Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứng thú

Không hứng thú

Tháng 10/2024

11 (37,93%)

8 (27,59%)

6 (20,69%)

4 (13,79%)

Tháng 01/2025

15 (51,72%)

10 (34,48%)

3 (10,35%)

1 (3,45%)

 

          9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)

          10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

    - Về phía giáo viên: Cần tổ chức các hoạt động phù hợp, thường xuyên trao dồi và tìm hiểu thêm về các công nghệ hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Cần xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi và xây dựng tình đoàn kết cho tất cả học sinh. Cần có sự tuyên dương, góp ý phù hợp để tạo động lực cho học sinh cố gắng hơn mỗi ngày.

          - Về phía học sinh: Tập trung lắng nghe, tích cực phát biểu trong mỗi giờ học. Luôn đoàn kết, phối hợp với bạn bè và giáo viên để tạo ra các sản phẩm học tập có chất lượng.

          11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

    - Hầu hết học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các bạn học tốt đã trình bày lưu loát hơn, phát huy được tính sáng tạo và tự tin hơn. Các bạn học chậm đã tích cực hơn và trình bày được các câu đơn giản theo ý mình.

    - Hầu hết học sinh rất hứng thú và tập trung trong các giờ học.

    - Kết quả cuối học kì I của môn Tiếng Anh: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.

          - Cải thiện được các kỹ năng Tiếng Anh giúp các em học tốt các hoạt động khác của môn Tiếng Anh.

          12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)         

          13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Lai Vung, ngày 13 tháng 3 năm 2025
               NGƯỜI NỘP ĐƠN

 

 

 

 

               Phạm Thị Kim Anh

 

 

Các tin khác
.