CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẶN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
- Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) |
1 |
Nguyễn Huy Sang |
17/01/1993 |
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 |
Giáo viên tiểu học |
Đại học Giáo dục tiểu học
|
100%
|
2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học Toán giúp nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 3/2 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 năm học 2024 - 2025
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 09/09/2024
6. Mô tả bản chất của sáng kiến[1]:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới
Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới của bài. Ở các dạng toán khác nhau sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức bằng các phương pháp khác nhau sao cho phù hợp với bài học như: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học hỏi – đáp, phương pháp dạy thuyết trình, phương pháp thảo luận nhanh,…
Bước 2: Tổ chức cho học sinh làm bài tập qua hoạt động thực hành, luyện tập và vận dụng
Sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài học, dựa vào các bài tập ở sách giáo khoa giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh hoàn thành các bài tập.
Bước 3: Củng cố kiến thức bài bằng hệ thống các câu hỏi
Dựa vào nội dung bài học giáo viên đưa ra các câu hỏi nhằm hệ thống lại kiến thức bài học.
Khi thực hiện theo các bước trên, tôi nhận thấy đa số học sinh nắm được kiến thức bài học, học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải nhanh và đúng các bài tập.
Tuy nhiên đối với môn Toán còn một số học sinh chưa hứng thú học tập, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài nên ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Thông qua khảo sát mức độ hứng thú với môn toán cuối tháng 10 năm 2024, tôi đã phân loại học sinh như sau:
Rất hứng thú |
Hứng thú |
Ít hứng thú |
Không hứng thú |
|
Tháng 10/2024 |
7 (26,9%) |
6 (23,1%) |
8 (30,8%) |
5 (19,2%) |
b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp dẫn đến tình hình đó.
Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng:
- Tôi có thể truyền tải được kiến thức môn học để học sinh hoàn thành đúng bài tập trong thời gian đã định.
- Học sinh nắm được quy tắc, các bước thực hiện các dạng bài tập khác nhau.
Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng
- Chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh;
- Giáo viên chủ yếu hướng dẫn theo cách truyền đạt kiến thức, chưa tạo điều kiện tối đa để học sinh chủ động và tích cực hơn.
- Học sinh làm bài tập vẫn còn một số sai sót.
- Một số học sinh vẫn chưa tập trung và chưa có tinh thần tự giác để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên chưa thay đổi nhiều hình thức dạy học dẫn đến sự nhàm chán trong tiết học toán.
- Một số em chưa có ý thức học tập tốt. Một số học sinh khác nhút nhát, chưa tự tin phát biểu ý kiến xây dựng bài cũng như ít trao đổi, chia sẻ trong hoạt nhóm.
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Giúp phát triển năng lực tính toán, khả năng suy luận, phân tích, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Khuyến khích sự hợp tác, phát huy năng lực giao tiếp. Củng cố kỹ năng tính toán giúp học sinh thành thạo các phép cộng, trừ, nhân, chia và giải toán có lời văn... Tạo nền tảng cho học sinh học tốt môn toán ở các lớp học, cấp học tiếp theo. Tạo niềm vui và sự hứng thú trong học toán từ đó học sinh có những trải nghiệm học toán thú vị và hấp dẫn.
Qua quá trình dạy học, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh lớp mình, tôi đã áp dụng hình thức phù hợp trong giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh qua các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học thông qua trò chơi
Giáo viên sử dụng nhiều trò chơi trong từng tiết học như: Rung chuông vàng, Ong tìm nhụy, Vượt chướng ngại vật, Ai nhanh hơn, Bingo,… để học sinh vừa học vừa chơi, tạo hứng thú trong tiết học.
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong hoạt động mở đầu rất quan trọng. Chính vì vậy, tôi luôn thiết kế các hoạt động mở đầu bằng những trò chơi. Chẳng hạn như:
* Vượt chướng ngại vật: Trò chơi có thể tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như: Nhím nâu vượt đường, Đưa thuyền vào bờ, Ếch vượt sông, ... Chỉ cần giáo viên thay đổi cách thiết kế PowerPoint là sẽ tạo ra các trò chơi mang hình thức mới lạ khác nhau.
Bài: Bảng chia 4 (sách Toán 3, tập 1, trang 45)
Tôi đã tổ chức ở Hoạt động mở đầu cho học sinh chơi trò “Nhím Nâu vượt đường” như sau:
Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học bằng tình huống: Có một chú Nhím Nâu, sau một ngày tìm thức ăn mệt mỏi và đang tìm đường về nhà. Để về nhà được, chú phải vượt qua 3 chướng ngại vật. Các em hãy giúp Nhím Nâu về nhà an toàn bằng cách trả lời đúng 3 câu hỏi (tương ứng với 3 chướng ngại vật). (đính kèm phụ lục hình 1)
Học sinh sẽ lần lượt trả lời 3 câu hỏi bằng hoa xoay đáp án. Với mỗi câu trả lời đúng thì một chướng ngại được loại bỏ. Và Nhím Nâu di chuyển về đến nhà an toàn.
Câu 1: 3 x 4=?
A. 12 B. 15 C. 18
Câu 2: Từ phép nhân 2 x 4=8. Em hãy tìm kết quả của 8 : 4=?
A. 4 B. 3 C. 2
Câu 3: Có 12 hình tròn chia đều cho 3 bạn. Vậy mỗi bạn có ... hình tròn.
A. 3 B. 4 C. 5
* Ong tìm nhụy: Tương tự với trò chơi Bingo, giáo viên không cần chuẩn bị phức tạp. Giáo viên dùng mảnh bìa là các chú ong và bông hoa. Với đồ dùng này được sử dụng rất nhiều bài. Với trò chơi này, tôi thường tổ chức cho các đội (nhóm) thi đua để tìm kết quả của các phép tính,…..
Bài: Em làm được những gì? (tiết 1) (sách Toán 3, tập 1, trang 69)
Tôi đã tổ chức trò chơi Ong tìm nhụy vào Hoạt động mở đầu. (đính kèm phụ lục hình 3)
Sau khi cho học sinh làm vào nháp, giáo viên tổ chức sửa bài bằng hình thức trò chơi “Ong tìm nhụy”.
Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và lựa chọn phần mềm phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Năm học này, tôi đã chọn những phần mềm như sau:
* Sử dụng PowerPoint, YouTube để trình chiếu hình ảnh, video minh họa cho nội dung bài học.
** PowerPoint
Bài: Giảm một số đi một số lần (sách toán 3, tập 1, trang 66)
Tôi đã sử dụng vào Hoạt động hình thành kiến thức mới (đính kèm phụ lục hình 4)
Tôi thể hiện trên slide PowerPoint 6 chú ếch nhảy từ lá sen thứ nhất sang lá sen thứ hai, thể hiện hiện rõ số ếch giảm đi hai lần (giảm đi 1 nửa) từ đó cho ra phép tính 6 : 2=3
Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng (sách Toán 3, tập 1, trang 76
Bài tập 2 (đính kèm phụ lục hình 5)
Yêu cầu của bài toán là xác định vị trí lều theo thứ tự trung điểm các đoạn thẳng. Nếu giáo viên chỉ nói bằng lời thì học sinh sẽ khó hình dung. Vì vậy, tôi đã sử dụng các hiệu ứng trên Powerpoint để di chuyển các lều đúng vị trí là trung điểm các đoạn thẳng.
** YouTube
Bài: Bảng chia 7 (sách Toán 3, tập 1, trang 63)
Ở Hoạt động “Đất nước em” (đính kèm phụ lục hình 6)
Tôi chèn hình ảnh video giới thiệu vườn vải ở Việt Nam để giới thiệu về địa danh và giá trị lịch sử - văn hóa của đất nước.
Sau đó tôi đặt câu hỏi gợi mở: Các em có thích đi du lịch không?
Hôm nay, cô sẽ đưa các em đi du lịch qua màn ảnh nhỏ. Các em hãy quan sát thật kỹ và đoán xem chúng ta đang đến đâu và nơi đó có gì nổi tiếng nhé!
Giáo viên cho học sinh xem video về một địa danh nổi bật ở Việt Nam giới thiệu vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) vùng trồng vải thiều lớn nhất nước ta. Sau khi xem, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh đưa ra câu trả lời:
Các em có đoán được chúng ta vừa du lịch đến đâu không?
Nơi này nổi tiếng về loại đặc sản gì?
Giáo viên tổng kết và cung cấp thêm thông tin về địa danh: Lục Ngạn - Bắc Giang: Được mệnh danh là “thủ phủ vải thiều” của Việt Nam, có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước. Nơi đây tổ chức Lễ hội vải thiều hằng năm để quảng bá đặc sản này.
* Áp dụng các ứng dụng trò chơi chọn tên học sinh ngẫu nhiên như: Duck Race/ Random-name-pickers/ Fishing for Random Names và Wordwall vào dạy học.
Trước đây, tôi hay dùng vòng quay may mắn hay chiếc nón kỳ diệu để gọi học sinh trả lời câu hỏi hay làm bài tập trong hoạt động mở đầu nhằm tạo không khí sôi nổi để bắt đầu một tiết học. Tuy nhiên học sinh dần quen và ít hứng thú với các ứng dụng này. Gần đây tôi biết đến các trò chơi chọn tên học sinh ngẫu nhiên trên trang online-stopwatch.com. Các trò chơi đều là chọn tên học sinh ngẫu nhiên nhưng lại được thiết kế với nhiều hình thức đa dạng và thu hút học sinh như: DuckRace, Random-name-pickers, Fishing for Random Names.
Bài: Hình tròn (tiết 2) (sách Toán 3, tập 1, trang 80)
Ở Hoạt động mở đầu tôi ứng dụng trò chơi DuckRace (đính kèm phụ lục hình 7)
Để trả lời 3 câu hỏi sau, tôi ứng dụng trò chơi DuckRace chọn ngẫu nhiên học sinh.
Câu 1: Em hãy nêu tên tâm, các bán kính, đường kính có trong hình tròn bên?
Câu 2: Trong một hình tròn trung điểm của đường kính là gì?
Câu 3: Đường kính dài gấp mấy lần bán kính?
Trong các công cụ tạo trò chơi toán học, tôi đã sử dụng wordwall.net. Đây là công cụ hỗ trợ tôi thiết kế các trò chơi với đa dạng hình thức hấp dẫn và mới mẻ. Chỉ với một nội dung câu hỏi nhưng wordwall có thể cho ra nhiều hình thức chơi hấp dẫn khác nhau như: đố vui, nối từ, mở hộp, vòng quay ngẫu nhiên... Kèm theo đó là các giao diện, âm thanh và thời gian phù hợp cho từng câu hỏi khác nhau. Đặc biệt tôi chỉ cần nhấn chọn mà không cần làm thêm bất cứ một thao tác nào khác, ứng dụng sẽ tự động đổi hình thức trò chơi từ một nội dung cho trước.
Tôi thường sử dụng Wordwall để tạo trò chơi mở đầu hay củng cố kiến thức trong tiết học. Ngoài ra còn áp dụng ở các bài tập như bài Ôn tập các phép tính (tiếp theo) (sách Toán 3, tập 1, trang 91) (đính kèm phụ lục hình 8)
Bài tập 10
a) Một số khi nhân với 1 thì bằng:
A. 1 B. 0 C. chính số đó
b) Một số khi nhân với 0 thì bằng:
A. 1 B. 0 C. chính số đó
c) Giá trị của biểu thức 3 x (27-27) là:
A. 1 B. 0 C. 54
d) Lớp em sử dụng loại bàn 2 chỗ ngồi (mỗi bàn có 1 hoặc 2 bạn). Để 35 bạn đủ chỗ ngồi thì cần ít nhất là:
A. 17 cái bàn B. 18 cái bàn C. 35 cái bàn
Sau khi nhập câu hỏi và đáp án vào trang ứng dụng tôi chỉ cần chọn các mẫu và phong cách trực quan đã thiết kế sẵn rồi cho cả lớp tham gia giải lần lượt bài tập bằng cách giơ bông hoa xoay đáp án.
Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động nhóm
Tổ chức hoạt động nhóm trong lớp học không phải là một phương pháp mới, nhưng làm thế nào để học sinh hứng thú và đạt hiệu quả cao vẫn là điều tôi luôn quan tâm và tìm cách cải tiến. Tôi thường xuyên thay đổi cách chia nhóm để phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm học sinh, giúp các em phát huy tối đa khả năng của mình.
Để giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp và tạo hứng thú khi học, ngoài việc tổ chức nhóm đôi, nhóm 3 hay nhóm theo sở thích, tôi còn tổ chức các hoạt động nhóm đôi 2 lần trên 1 nội dung theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
Lần 1: Hai em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau. Cách này giúp các em cảm thấy thoải mái khi tương tác với bạn quen thuộc, từ đó tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến.
Lần 2: Chia nhóm theo màu sắc, theo số… (giáo viên đã phát trước). Điều này giúp các em có cơ hội giao tiếp với bạn mới, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Việc thay đổi hình thức tổ chức không chỉ tạo sự hứng thú, tránh nhàm chán mà còn giúp học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Bài Bảng nhân 6, sách Toán 3, tập 1, trang 59
Bài thực hành 2 (đính kèm phụ lục hình 9)
Lần 1: Hai bạn ngồi cùng 1 bàn đố nhau các phép nhân trong bảng nhân 6.
Lần 2: Hai bạn có cùng cặp màu mà tôi đã phát trước cho các em. Học sinh nhanh chóng bắt cặp theo màu và thực hiện lại nhiệm vụ như lần 1.
Giải pháp 4: Khen thưởng và khích lệ
Khen thưởng và khích lệ kịp thời sẽ tạo cho học sinh động lực và thích thú trong học tập. Tạo cảm giác an toàn, không áp lực để các em mạnh dạn phát biểu và tham gia vào bài học. Phần thưởng có thể là lời khen, hoặc quà nhỏ như nhãn vở, bút chì, cái bánh. (Đính kèm phụ lục 10)
Sau mỗi tiết học, tôi thường tặng “ ” cho những học sinh tích cực trong học tập. Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, từng tổ tổng kết và bình chọn học sinh tuyên dương.
Ở góc lớp, tôi còn dành riêng một vị trí để tên các bạn có nhiều tiến bộ trong tuần nhằm mục đích tạo động lực cho học sinh cố gắng hơn.
c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:
+ Ưu điểm của giải pháp mới:
- Khắc sâu kiến thức cho học sinh;
- Phát huy được tính chủ động tích cực cho học sinh; từ đó các em nhớ nhanh hơn và lâu hơn.
- Học sinh hứng thú, vui vẻ, tập trung và luôn hoàn thành hết bài tập được giao;
- Tỉ lệ học sinh làm chính xác bài tập cải thiện và nâng cao rõ rệt;
+ Nhược điểm của giải pháp mới:
- Đòi hỏi giáo viên có thời gian tìm tòi, nghiên cứu và làm đồ dùng để áp dụng trò chơi phù hợp với học sinh của lớp.
7. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra; có thể áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.
- Với những biện pháp trên, tôi đã áp dụng thành công trong học kì 1 năm học 2024 – 2025 của lớp 3/2. Tôi tiếp tục vận dụng và chia sẻ cho giáo viên toàn trường cùng thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
- Các biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh lớp 3 và còn linh hoạt vận dụng được ở tất cả các khối lớp khác.
8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
- Việc áp dụng các biện pháp trên trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3/2, trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 đã mang lại các hiệu quả rõ rệt. Tiết học toán tạo hứng thú, sự chú ý cho các em, giúp các em tập trung và tự tin trong tiết học. Từ đó chất lượng học tập môn Toán của lớp được nâng cao.
- Mức độ hứng thú với môn Toán có tiến bộ rõ rệt được biểu hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Tổng số 26 HS |
Rất hứng thú |
Hứng thú |
Ít hứng thú |
Chưa hứng thú |
Tháng 10/2024 |
7 (26,9%) |
6 (23,1%) |
8 (30,8%) |
5 (19,2%) |
Cuối học kì I |
18 (69,2%) |
5 (19,2%) |
3 (11,6%) |
0 (0%) |
9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Cần chuẩn bị kĩ các đồ dùng dạy học cần thiết: Tivi, máy vi tính, bông hoa xoay đáp án, bảng, phấn, bút lông, …
- Không gian phòng học để thực hiện các giải pháp.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;
- Học sinh hứng thú, vui vẻ trong tiết học toán. Gây được sự chú ý cho các em, giúp các em tập trung và tự tin trong tiết học. Chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Kết quả các bài làm học sinh có tỉ lệ chính xác cao, chất lượng học tập môn Toán cũng ngày ngày đi lên.
- Kết quả cuối học kì 1 của môn Toán: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Lai Vung ngày 10 tháng 03 năm 2025 (Ký và ghi rõ họ tên) |
Nguyễn Huy Sang