TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - CÔ PHẠM THỊ MỸ XUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

                                     - Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

      1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Phan Thị Mỹ Xuyên

26/04/1996

Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

 

Giáo viên

Đại học

100%

 

 

 

2. Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Toán của lớp 5/3 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

            3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến) :………………………………………………………………

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo

      5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu là ngày: 02/10/2024.

            6. Mô tả bản chất của sáng kiến:

            6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

             a. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

      - Nhiều học sinh gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức Toán.

           - Học sinh dễ mất tập trung, chưa có động lực học tập cao.

           - Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề.

          Cuối tháng 9, tôi tiến hành khảo sát học sinh hào hứng thích đến tiết học Toán của 21 học sinh lớp 5/3 do tôi chủ nhiệm, kết quả khảo sát như sau:

 

TSHS: 21/10

 

Kết quả khảo sát học sinh

Học sinh thích học Toán

Học sinh chưa thích học Toán

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Cuối tháng 9

4

19

17

81

 

Từ bảng khảo sát trên cho thấy số lượng học sinh thích học môn Toán chiếm 19 % (4 em), chỉ số này cho thấy số học sinh thích học môn Toán rất ít. Số lượng học sinh chưa thích học toán chiếm 81 % (17 em) chiếm tỉ lệ khá cao.

            b) Phân tích những thuận lợi, khó khăn.

* Thuận lợi:

- Trong quá trình giảng dạy tôi nghiên cứu kỹ bài dạy. Phải tìm ra những phương pháp, những trò chơi hay để học sinh học tập tốt hơn.

* Khó khăn:

- Kiến thức trừu tượng, nâng cao và chưa có nhiều bài tập để học sinh làm để khắc sâu nội dung bài học.

      * Nguyên nhân dẫn đến tình hình:

Qua việc tìm hiểu, kiểm tra, quan sát thực tế, tôi thấy có một số nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh chưa hứng thú với môn Toán của lớp tôi chiếm tỉ lệ cao là:

- Do một số em cảm thấy toán học khô khan, thiếu kiên nhẫn khi gặp bài tập khó, dẫn đến tâm lý học đối phó.

- Do phương pháp giảng dạy chưa thực sự hấp dẫn, chưa kích thích sự chủ động và sáng tạo của các em.

- Do học sinh thường gặp khó khăn khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn, khiến việc học Toán trở nên thụ động và thiếu tính ứng dụng.

    Thấu hiểu được những nguyên nhân trên, tôi tiến hành học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ việc phụ đạo các em chưa học tốt môn Toán, tôi thấy để nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập là rất cần thiết. Không khí thoải mái trong giờ học, sự say mê, thích thú môn học sẽ giúp các em dễ dàng khắc sâu kiến thức và phát huy hết năng lực vốn có của mình.

          6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

      a. Mục đích của giải pháp;

- Giúp học sinh thấy toán học thú vị, bớt khô khan nhờ các trò chơi hấp dẫn.

- Thông qua các hoạt động giải đố, trò chơi giúp học sinh phát triển khả năng suy luận và tư duy linh hoạt.

- Các trò chơi nhóm giúp học sinh hợp tác, trao đổi ý kiến, học tập lẫn nhau.

- Học qua trò chơi giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ nhớ và lâu quên.

-  Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học tự giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên, nâng cao ý thức tự giác. Tạo hứng thú học tập cho các em.

b. Tính mới của giải pháp

 Các giải pháp mới được áp dụng trong sáng kiến.

        * Giải pháp 1: Học Toán thú vị qua trò chơi sáng tạo.

       - Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách sinh động và hiệu quả, tôi đã áp dụng phương pháp giảng dạy kết hợp nhiều hình thức trực quan như hình ảnh, trò chơi tương tác. Những trò chơi này không chỉ giúp bài học trở nên hấp dẫn mà còn phát triển tư duy, kỹ năng phản xạ nhanh và khả năng làm việc nhóm của học sinh. Một số trò chơi tiêu biểu được tôi thiết kế và lồng ghép trong bài giảng trình chiếu nhằm khơi gợi tính tò mò, hứng thú học tập của học sinh như: "Vòng quay may mắn", "Ngôi sao may mắn","Bí mật quả bóng","Túi mù may mắn", "Nhanh tay nhanh mắt", "Hái hoa toán học" và “Mở hộp blind box baby Free”,…

     - Trong các tiết học, tôi thường áp dụng "Vòng quay may mắn" và "Ngôi sao may mắn" như một hoạt động khởi động đầu giờ. Đây là trò chơi giúp ôn lại kiến thức cũ một cách thú vị, đồng thời tạo động lực để học sinh hào hứng bước vào bài học mới. Khi trò chơi bắt đầu, tôi trình chiếu màn hình, bấm máy để vòng quay hoặc các ngôi sao xoay ngẫu nhiên. Khi vòng quay dừng lại, tên của một học sinh sẽ xuất hiện, em đó sẽ phải đứng dậy và trả lời câu hỏi. Hình thức này tạo không khí hồi hộp, khuyến khích học sinh chủ động hơn trong việc ôn tập và chuẩn bị bài.

      - Bên cạnh đó, trò chơi "Bí mật quả bóng" giúp học sinh rèn luyện tư duy logic và phản xạ nhanh. Học sinh lần lượt chọn một quả bóng có số thứ tự, giáo viên nhấp chuột vào số tương ứng để mở ra một câu hỏi bí ẩn. Học sinh có một khoảng thời gian giới hạn để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Nếu không biết đáp án, các em có thể nhờ sự trợ giúp từ bạn bè. Đáp án đúng sau đó sẽ được giáo viên công bố để kiểm tra. Để trò chơi thêm phần hấp dẫn, tôi đã bổ sung các "bóng may mắn", trong đó chứa phần thưởng đặc biệt hoặc câu hỏi thử thách hơn nhằm kích thích sự tò mò và hứng thú của học sinh.

     - Một trò chơi khác giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn là "Hái hoa toán học". Tôi chuẩn bị một cây hoa giấy và treo lên đó những bông hoa nhỏ có ghi các câu hỏi về chu vi, diện tích hình học. Mỗi học sinh sẽ lần lượt hái một bông hoa, đọc câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Nếu trả lời đúng, học sinh sẽ được giữ bông hoa như một phần thưởng, nếu sai, quyền trả lời sẽ chuyển cho bạn khác. Chẳng hạn, khi ôn tập về hình học, tôi có thể đưa ra các câu hỏi như: “Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương” “Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật”,… Những bông hoa đó cuối học kì các em sẽ đổi thành những phần quà như viết, tập,…                

    - Sau mỗi trò chơi, tôi đều có phần thưởng nhỏ cho các em, có thể là sticker hoặc các phần quà nhỏ khác. Các em sẽ tích lũy phần thưởng này trong suốt học kỳ. Đến cuối kỳ, những em tích lũy được nhiều nhất sẽ có cơ hội đổi thành một phần quà lớn hơn từ tôi. Điều này giúp khuyến khích tinh thần học tập và tạo động lực cho các em tham gia tích cực hơn."    

     Những trò chơi này không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà còn tạo ra một môi trường học tập sôi động, giúp các em chủ động khám phá, nâng cao khả năng tư duy, giao tiếp và làm việc nhóm. Đây chính là phương pháp giúp các em yêu thích môn Toán hơn, từ đó hình thành thái độ tích cực trong học tập và phát triển toàn diện cả về trí tuệ, phẩm chất và kỹ năng sống.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      * Giải pháp 2: Ứng dụng AI trong việc soạn giáo án điện tử.

       - AI không chỉ hỗ trợ soạn giáo án mà còn giúp tôi sáng tạo các video giảng dạy sinh động, trực quan. Thay vì chỉ sử dụng hình ảnh tĩnh, AI có thể giúp tôi chuyển đổi nội dung bài giảng thành những video hấp dẫn, tích hợp giọng nói, hình ảnh và hiệu ứng trực quan. Nhờ vào công nghệ AI, tôi có thể nhập nội dung bài giảng dưới dạng văn bản, sau đó công cụ AI sẽ tự động tạo thành một video với giọng đọc tự nhiên, hình ảnh minh họa phù hợp và hiệu ứng hấp dẫn. Các AI như Lumalabsai, Viduvideo để tạo ảnh tĩnh thành video. Tôi sử dụng Adobe Express, Canva, D-ID để tạo ra các nhân vật chuyển động. Ngoài ra, tôi còn sử dụng Clipcharm để tạo âm thanh và Capcut để ghép âm thanh vào video. Việc này giúp bài giảng trở nên thú vị và giảm bớt sự nhàm chán.

  - Nhờ sự hỗ trợ của AI, tôi có thể sáng tạo những video giảng dạy hấp dẫn, giúp học sinh tiếp cận bài học theo cách sinh động hơn. Việc kết hợp AI trong giáo án điện tử không chỉ tiết kiệm thời gian cho giáo viên mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy, khơi gợi và thu hút sự chú ý của học sinh mà còn giúp các em dễ dàng hình dung và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả hơn.

  - Ví dụ, khi dạy về thể tích hình học, tôi có thể dùng AI để tạo mô hình 3D của hình khối, cho phép học sinh xoay, kéo thả và khám phá trực quan hơn thay vì chỉ nhìn hình vẽ tĩnh.

  - Ví dụ bài: Thể tích hình hộp chữ nhật: Tôi sử dụng Lumalabsai để tạo hình ảnh động, tiếp đó dùng Clipcharm để thiết kế âm thanh và cuối cùng ghép tất cả lại bằng Capcut để hoàn thiện video.

       * Giải pháp 3: Khơi dậy niềm đam mê Toán học qua các Thử thách Vận dụng.

     - Từ kinh nghiệm giảng dạy toán học, tôi nhận thấy rằng việc giúp học sinh nhận ra tính ứng dụng của toán học vào thực tế không chỉ làm cho môn học trở nên gần gũi hơn mà còn góp phần khơi dậy niềm đam mê toán học trong các em. Khi học sinh hiểu được rằng những kiến thức mình học không chỉ nằm trên sách vở mà còn có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các em sẽ có động lực hơn trong học tập.

     - Xuất phát từ điều đó, tôi thường xuyên đưa ra những thử thách nhỏ để học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn. Thông qua những thử thách này, học sinh có cơ hội khám phá cách toán học hiện diện trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời giáo viên cũng có thể quan sát, đánh giá mức độ hiểu bài của các em một cách trực quan hơn thông qua sản phẩm thực hành. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số Thử thách Vận dụng cụ thể.

   + Ví dụ 1: Ứng dụng kiến thức của bài Hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình trụ đưa ra Thử thách vận dụng làm hộp bút đa năng.

 

 

 

 

                                          

 

      - Khi thực hiện thử thách các em rất tập trung sử dụng kiến thức vừa học để nghiên cứu, thảo luận, phân công, hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó HS có thể tự làm các đồ dùng khác có dạng các hình hộp chữ nhật, lập phương, trụ.

     - Từ sản phẩm GV kiểm tra được mức độ hiểu bài của HS và đánh giá được học sinh kịp thời.

     + Ví dụ 2: Ứng dụng kiến thức bài cộng, trừ số đo thời gian đưa ra thử thách cho HS tự lập thời gia biểu hằng ngày cho bản thân đảm bảo thật khoa học, vừa học vừa chơi, phụ giúp gia đình.

Thời gian biểu của em

Stt

Thời gian

Hoạt động cụ thể

1

6 giờ - 6 giờ 15phút

Thức dậy – vệ sinh cá nhân.

2

6 giờ 15phút – 6 giờ 45 phút

Ăn sáng – đến trường – trực nhật.

3

6 giờ 45 phút – 16 giờ 30 phút

Học ở trường.

4

16 giờ 30 phút – 17 giờ

Trực nhật lớp và đi về.

5

17 giờ - 18 giờ

Phụ giúp ba mẹ công việc nhà

6

18 giờ - 18 giờ 30 phút

Ăn cơm cùng gia đình.

7

18 giờ 30 phút –19 giờ 30 phút

Vui chơi giải trí.

8

19 giờ 30 phút – 20 giờ 30 phút

Ôn bài, chuẩn bị bài cho ngày mai.

9

20 giờ 30 phút – 21 giờ

Sinh hoạt cùng gia đình.

10

21 giờ

Đi ngủ

 

    - HS ứng dụng kiến thức của bài cộng số đo thời gian và trừ số đo thời gian để tự lập một thời gian biểu hợp lí cho bản thân. Từ đó HS biết cách sắp xếp, cân đo thời gian sao cho hợp lí và tiết kiệm. Nhờ đó mà HS thấy rõ được lợi ích của môn toán đối với thực tế. Càng ngày HS càng có thêm niềm say mê toán học.

   - Từ đây bản thân tôi cũng tự kiểm tra, đánh gia được kĩ năng tính toán của HS. Từ đó có hướng giải pháp giúp đỡ các em.

       * Giải pháp 4: Áp dụng kỹ thuật sáng tạo trong sửa bài

     - Hoạt động sửa bài theo mô hình “lẩu băng chuyền” là một phương pháp sáng tạo, giúp học sinh chủ động tham gia vào quá trình nhận xét và chỉnh sửa bài làm của nhau một cách linh hoạt, hiệu quả, đặc biệt trong môn Toán.

    - Trước tiên, tôi yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập theo yêu cầu. Sau đó, các em di chuyển quanh lớp, quan sát bài giải của bạn trong khoảng 1-2 phút. Trong thời gian này, học sinh kiểm tra cách trình bày, phương pháp giải, đối chiếu kết quả và phát hiện lỗi sai (nếu có). Mọi nhận xét đều được ghi chú theo tiêu chí hướng dẫn trước đó. Khi có hiệu lệnh từ giáo viên, các em tiếp tục di chuyển đến bài làm khác và lặp lại quá trình đánh giá.

   - Phương pháp này không chỉ giúp học sinh tiếp cận nhiều cách giải khác nhau mà còn rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy logic. Ngoài ra, hoạt động mang tính luân phiên này tạo ra không khí học tập sôi nổi, khuyến khích sự chủ động và tinh thần hợp tác trong lớp. Quan trọng hơn, học sinh có cơ hội tự nhận ra lỗi sai của bản thân, từ đó nâng cao khả năng giải toán và trình bày bài làm một cách rõ ràng, chính xác hơn.

     * Giải pháp 5: Tổ chức các cuộc thi Toán học.

     “Nhà toán học tí hon” – Sân chơi bổ ích giúp học sinh yêu thích Toán

  - Để tạo động lực học tập và khơi dậy niềm yêu thích Toán học, giáo viên có thể tổ chức cuộc thi “Nhà toán học tí hon” – một sân chơi trí tuệ giúp học sinh vừa học, vừa rèn luyện tư duy nhanh nhạy và kỹ năng làm việc nhóm. Cuộc thi diễn ra theo hình thức đồng đội, mỗi nhóm gồm 4-5 học sinh, cùng nhau chinh phục ba vòng thi đầy thử thách và thú vị.

   Vòng 1: Giải toán nhanh: Ở vòng đầu tiên, mỗi nhóm sẽ nhận một bộ gồm 10 bài toán về phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Trong thời gian quy định, nhóm hoàn thành nhanh nhất với nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành 10 điểm, các nhóm còn lại nhận điểm số tương ứng theo thứ tự hoàn thành. Vòng thi này giúp học sinh rèn luyện phản xạ tính toán và tư duy số học một cách linh hoạt.

    Vòng 2: Giải mã ô chữ toán học: Vòng thi này thử thách khả năng tư duy logic của học sinh thông qua một bảng ô chữ chứa các từ khóa liên quan đến Toán học, như "chu vi", "diện tích", "thể tích" hình lập phương và hình chữ nhật,... Mỗi nhóm lần lượt chọn một ô chữ và trả lời câu hỏi gợi ý để mở ô đó. Trả lời đúng, nhóm giành 5 điểm; nếu sai, nhóm khác có quyền trả lời. Hình thức này giúp học sinh củng cố kiến thức một cách sinh động, tránh cảm giác khô khan khi học Toán.

   Vòng 3: Ứng dụng Toán vào thực tế: Ở vòng cuối cùng, học sinh sẽ vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết các bài toán thực tiễn. Ví dụ, tôi đưa ra đề bài:

"Một cửa hàng bán 3 kg xoài với giá 75.000 đồng/kg. Nếu mua 5 kg, khách hàng được giảm 10% tổng số tiền. Hỏi khách hàng cần trả bao nhiêu?"

 Mỗi nhóm có 3 phút để thảo luận và đưa ra đáp án. Nhóm trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành 10 điểm. Vòng thi này giúp học sinh hiểu rằng Toán học không chỉ gắn liền với sách vở mà còn rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

  - Kết thúc cuộc thi, tổng điểm của các nhóm sẽ được công bố. Nhóm có điểm cao nhất sẽ giành danh hiệu “Nhà toán học tí hon”, kèm theo phần thưởng khích lệ từ giáo viên.

   - Cuộc thi không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tính toán mà còn tạo ra môi trường học tập sôi động, giúp các em nhận ra rằng Toán học không khô khan mà rất gần gũi với thực tế. Hoạt động này có thể được tổ chức định kỳ hàng tháng hoặc theo từng học kỳ để duy trì sự hứng thú và giúp học sinh ngày càng yêu thích môn Toán hơn.

      * Biện pháp 6: Khen ngợi, động viên, kích thích học sinh học tích cực.

     - Khi tham gia chơi trò chơi, thay vì trách phạt, chê bai học sinh tôi đã dành cho các em những lời khen ngợi chân thành khi các em có sự tiến bộ. Đối với những em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài làm và sửa lại.Trong mỗi giờ học, tôi luôn cố gắng quan sát và tìm ra những điểm mạnh, những tiến bộ dù là nhỏ nhất để động viên, khích lệ các em phát huy.Bên cạnh đó, để tăng tính thi đua lành mạnh và tránh nhàm chán, tôi thường xuyên khuyến khích các em bằng những món quà nhỏ như: (quyển vở ô li, bút, tẩy, bút chì,…). Cuối mỗi tuần trong giờ sinh hoạt tổng kết số sticker, phần thưởng của các đội để tuyên dương trước buổi sinh hoạt lớp. Với những khuyến khích nhỏ như vậy các em rất thích tham gia trò chơi, tham gia rất nhiệt tình và đặc biệt rất thích học môn Toán

      7. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trên đây làMột số giải pháp giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Toán của lớp 5/3 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 Giải pháp vừa nêu trên tôi đã áp dụng thực tế vào đơn vị trường tôi, tôi nhận thấy kết quả rất khả quan trong môn Toán của lớp, của khối mà còn vận dụng cho các khối khác ở trường. Tôi đã không ngần ngại chia sẻ ngay cho một số giáo viên trong huyện và một số trường bạn ngoài huyện áp dụng cũng mang lại hiệu quả rất tích cực. Chính vì vậy, sáng kiến này có khả năng áp dụng đối với các trường trong huyện.

        8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:                  Thời gian vừa qua tôi đã áp dụng triệt để với các giải pháp nêu trên, tôi nhận thấy kết quả là rất khả quan, học sinh  rất thích học môn Toán. Các em học sinh lớp tôi từ chỗ ít hứng thú trong học tập, thì bây giờ  các em say sưa, phấn khởi, yêu thích với các tiết học Toán. Những học sinh trước đây thường thiếu tập trung, không chú ý trong giờ học cũng trở nên siêng năng, chăm chỉ, tự tin hơn và có nhiều tiến bộ hơn trong học tập. Không khí lớp học cũng khác hẳn khi tôi chưa áp dụng các giải pháp trên. Các em tính toán ngày càng nhanh và chính sát hơn. Ý thức tự giác ôn bài và tiếp thu bài mới một cách tích cực hơn.

Cụ thể qua việc khảo sát bản thân tôi đã thu được kết quả rất khả quan.

TSHS: 21/10

 

Kết quả khảo sát học sinh

Học sinh thích học Toán

Học sinh chưa thích học Toán

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Cuối học kì I

21

100

0

0

 

          9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

   10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Giáo viên: Tự trang bị máy tính tổ chức các trò chơi, trên lớp phải có tivi hoặc máy chiếu.

   11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

- Giáo viên: Bản thân tôi được nâng cao hơn kĩ năng sư phạm, trau dồi thêm cho mình nhiều phương pháp dạy học tích cực và chu đáo hơn khi chuẩn bị đồ dùng dạy học. Việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao và sinh động hơn.

- Học sinh nắm vững được nội dung từng bài học và áp dụng vào làm bài rất linh hoạt, khả năng  làm bài tập rất nhanh và độ chính xác cao.

- Mỗi khi đến giờ học Toán học sinh yêu thích, có hứng thú, tập trung cao và tích cực tham gia ý kiến xây dựng nội dung bài học.

            12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);   

            13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Lai Vung, ngày 17 tháng 3  năm 2025
NGƯỜI NỘP ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

                                                                          

                                                                           Phan Thị Mỹ Xuyên

Các tin khác
.