CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Trường tiểu học thị trấn Lai Vung
- Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
1 |
Nguyễn Thu Thuý |
14/5/1981 |
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 |
Giáo viên Mĩ Thuật |
Đại học sư phạm Mĩ Thuật |
100 % |
2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng tạo sản phẩm mô hình 3D trong môn Mĩ thuật tiểu học.
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến).
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 10 tháng 9 năm 2023.
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
a) Tình trạng trước khi sử dụng giải pháp:
- Mĩ thuật là một môn học luôn chú trọng việc thực hành, trải nghiệm, vận dụng và sáng tạo. Giúp các em phát triển tư duy tưởng tượng, tính Logic và quan trọng hơn hết là thỏa mãn sự đam mê phát triển được năng khiếu bản thân.
- Trong môn mĩ thuật học sinh đã được làm quen, tìm hiểu và tạo ra các mô hình 3D trong các chủ đề môn học. Mô hình bước đầu đảm bảo được tính kĩ thuật, có thẩm mĩ và sử dụng được với nhiều mục đích khác nhau.
- Sản phẩm 3D được học sinh tìm hiểu nhiều trong sách giáo khoa là chủ yếu, nguyên vật liệu học sinh phải chuẩn bị dựa vào hình mẫu gợi ý và chuẩn bị theo từng bài học, tiết học. Học sinh tự mang nguyên vật liệu từ nhà đến trường khi đến tiết mĩ thuật, sử dụng cá nhân và đa số phải tự mua tốn nhiều kinh phí.
b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp hiện đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc trong lĩnh vực công tác mình đảm nhiệm và
phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó:
Ưu điểm:
+ Học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn trong học môn Mĩ thuật.
+ Học sinh có kĩ năng sáng tạo nghệ thuật.
+ Học sinh biết vận dụng sáng tạo, tạo ra những sản phẩm 3D .
Nhược điểm:
- Học sinh vận dụng sáng tạo, tạo sản phẩm 3D chưa thường xuyên và đạt hiệu quả chưa cao.
- Chưa đẩy mạnh việc sáng tạo những sản phẩm 3D trong các tiết dạy Mĩ thuật
- Chưa phát triển được các kỹ năng sáng tạo ứng dụng.
* Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm, hợp tác của học sinh.
+ Học sinh yêu thích môn học và hoạt động tích cực.
+ Học sinh tạo được sản phẩm 3D theo ý thích.
+ Là lĩnh vực thuộc trình độ chuyên môn nên việc nghiên cứu và thực hiện khá dễ dàng.
* Khó khăn:
+ Học sinh chưa có thói quen tạo sản phẩm 3D có ích thường xuyên.
+ Công tác chuẩn bị, hình thành ý tưởng của học sinh chưa hiệu quả.
+ Sản phẩm 3D chưa sáng tạo về chủng loại, nguyên vật liệu và các hình thức trang trí chưa phong phú.
+ Học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt về nguyên vật liệu, sử dụng còn chưa phù hợp, gây mất vệ sinh lớp học.
+ Thời lượng tiết học cho một tuần ít chưa đủ để học sinh thể hiện hết khả năng bản thân.
+ Phụ huynh chưa ý thức tốt trong việc tái chế phế liệu nên việc hỗ trợ học sinh còn hạn chế.
+ Mô hình mẫu trong sách giáo khoa còn chưa phong phú nên học sinh chưa được quan sát, tìm hiểu nhiều.
+ Học sinh chưa biết cách tự tìm các nguồn tư liệu hiệu quả để tự học tập, nâng cao kĩ năng.
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Áp dụng giải pháp “Biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ năng tạo sản phẩm mô hình 3D trong môn Mĩ thuật tiểu học” sẽ giải quyết được các vấn đề như: Học sinh tạo sản phẩm 3D đa dạng về nguyên vật liêu, cách thức trang trí. Sản phẩm sinh động, sáng tạo và dễ dàng thực hiên hơn.
- Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trường học một cách gần gũi, hiệu quả. Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh.
Giúp giáo viên xây dựng cho mình phương pháp dạy học phù hợp với thực tế vận dụng những vật liệu sẵn có để thực hiện tái chế sản phẩm nhằm đổi mới cách học, cách giáo dục.
Thực hiện và đẩy mạnh việc dạy học ngoại khoá, giao việc và trải nghiệm thực tế trong nhà trường.
b) Tính mới của giải pháp
Thông điệp của các biện pháp là: vật liệu + tái tạo + sáng tạo=sản phẩm 3D trong môn Mĩ thuật.
Để thực hiện được biện pháp bản thân giáo viên phải giảng dạy qua nhiều năm, tổng hợp, ghi chú bằng sổ tay, lưu hình ảnh băng file, lưu sản phẩm học sinh để rút ra được những bài học kinh nghiệm giúp học sinh cải tiến cách tạo sản phẩm 3D hiệu quả, dễ làm hơn.
Bước 1: Tạo ngân hàng nguyên vật liệu
* Tìm hiểu các loại nguyên vật liệu.
Vào đầu năm học tiết đầu tiên của môn Mĩ thuật học sinh sẽ được tìm hiểu một số họa phẩm cần thiết của môn Mĩ thuật. Ngoài màu nước, màu sáp, màu lông, giấy màu như trong hướng dẫn sách giáo khoa, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu thêm các loại nguyên vật liệu khác như: giấy bìa, giấy báo, sách, truyện tranh cũ, chai lọ đã qua sử dụng, ống hút, hộp sữa chua, len, duy ruy băng, hạt cườm, đá...
Giúp học sinh nhận biết lợi ích của các nguyên vật liệu bỏ đi hoặc đã qua sử dụng được tái chế, nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú vừa giúp học sinh có nguồn sáng tạo đa dạng hơn, vừa giúp học sinh tiết kiệm, quan trọng hơn hết là học sinh hình thành được thói quen tốt, có ý thức bảo vệ môi trường.
* Tạo ngân hàng nguyên vật liệu.
- Giáo viên cần hướng dẫn mỗi học sinh tự xây dựng ngân hàng nguyên vật liệu tại nhà đa dạng và phong phú. Hướng dẫn cách thu thập và sắp xếp theo phân loại bằng kệ hoặc thùng giấy. Nguyên vật liệu có rất nhiều như ở xung quanh nhà, ở lớp. Học sinh có thể tìm kiếm, góp nhặt, thu thập cho riêng cá nhân. Phân loại theo từng loại, từng hình khối để khi tìm kiếm và sử dụng dễ dàng hơn khi cần tạo sản phẩm theo bài học hoặc bất kì sản phẩm sáng tạo khác của học sinh (H1).
Ví dụ:
+ Thùng 1: Chứa giấy các loại như giấy báo, thùng cát tông cắt gọn gàng thành từng phần vừa phải, giấy truyện tranh, sách báo...
+ Thùng 2: Chai nhựa các loại, banh cũ...
+ Thùng 3: Các vật liệu mềm như: len, hạt cườm, vải vụn, hoa khô hoặc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chia nhỏ ngăn thành các ô, chứa đựng các nguyên vật liệu sẽ gọn gàng, dễ tìm khi sử dụng hơn.
- Mỗi lớp sẽ xây dựng một ngân hàng nguyên vật liệu (Góc Mĩ thuật). Mỗi loại học sinh sẽ sưu tầm và bổ sung theo từng phân loại theo nhóm và sử dụng đúng sản phẩm cần thiết. Học sinh sẽ cùng nhau chuẩn bị trước ít nhất một ngày trước tiết học.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một thùng giấy chia làm nhiều ngăn, có thể chứa đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết cho chủ đề như: chai lọ, giấy, nguyên vật liệu trang trí (H3, H4).
Bước 2: Hình thành ý tưởng
Hình thành ý tưởng là bước quan trọng nhất quyết định độ sáng tạo cũng như hiệu quả mô hình 3D mà học sinh tạo ra, đây là việc làm mà học sinh phải làm thường xuyên hoặc chuẩn bị bài trước khi đến lớp qua các hình thức như xem vật mẫu, xem video, tranh ảnh trên sách, báo hoặc nguồn Internet để tạo thành kĩ năng riêng cho mỗi học sinh.
- Tìm hiểu hình ảnh, sự vật thật: Mỗi hình ảnh trong tự nhiên đều mang một hình dáng, màu sắc và đặc điểm riêng .Giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu các vật cụ thể hằng ngày bằng hình thức quan sát ba chiều, sờ tận tay cảm nhận chất cảm, màu sắc, kích thước của vật để hiểu và xác định được các đặc điểm riêng từ đó tạo hình cho phù hợp. Những vật quá to hoặc không phù hợp mang đến lớp giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm ngoài giờ học hoặc quan sát bằng hình ảnh, video. Xác định kích thước bằng cách so sách với các vật đặt cạnh bên.
Ví dụ:
+ Cây dừa: Thân hình trụ cao, gốc to và nhỏ dần lên ngọn có màu nâu, thân cây sần.Tán lá to, dài được tao ra bởi nhiều lá nhỏ dài, các nhánh lá chụm lại ở ngọn có màu lục. Trái có hình cầu, màu lục, mọc thành chùm.
+ Con trâu: Thân hình to, tròn trịa, cò hinh trụ, màu đen, nâu. Bốn chân hình trụ, đầu có hình tròn, hai sừng to, dài, nhọn ở đầu, đuôi dài. Trâu đứng cạnh chó nhà sẽ to hơn gấp nhiều lần.
+ Con thỏ: Thân người có hình trụ, đầu hình cầu, hai tai dài và to gần bằng chiều dài của người, đuôi ngắn, tròn. Có màu trắng hoặc có đốm màu nâu, đen. Dài khoảng bằng chai nước suối một lít, to gấp đôi chai nước.
+ Nhà: Có nhiều kiểu nhà như cao tầng không mái, nhà có hình hộp chữ nhật, có nhiều tầng, mỗi tầng đều có cửa hoặc cửa sổ riêng. Nhà thấp tầng có mái, nhà hình hộp chữ nhật, mái nhà hình tam giác hoặc tứ giác, ghép tạo chữ V ngược úp lên thân nhà.
- Tìm hiểu phân tích mô hình mẫu: Việc tìm hiểu, phân tích các mô hình mẫu là rất quan trọng. Từ đây học sinh sẽ hình thành một số kĩ năng, tạo thành kho hình ảnh trong đầu. Học sinh học cách tạo sản phẩm bằng nhiều hình thức và cách thức khác nhau (H5).
Ví dụ:
+ Mô hình cây thông Noel: Tạo tán lá bằng giấy (Cắt nhỏ giấy thành các sợi nhỏ, quấn giấy tạo phễu kết nối phễu thành tán lá, quấn và định hình trên thân cây hình trụ theo chiều cao)
+ Mô hình cây dừa: Tạo tán lá bằng cách cắt giấy có màu lục theo hình Ovan nhọn hai đầu, tạo lá nhỏ bằng hình thức cắt sợi hoặc cắt khối.
- Hình thành ý tưởng cho sản phẩm: Ý tưởng được thể hiện bằng hình thức kí họa (vẽ nhanh) hoặc ghi chú bằng lời. Ý tưởng được hình thành qua quá trình quan sát vật thật và mô hình gợi ý. Học sinh tìm hiểu về đặc điểm hình dáng, cấu tạo của vật để có ý tưởng cho nguyên vật liệu và hình dáng phù hợp (H1)
Ví dụ:
+ Mô hình cây thông Noel: Thân cây hình trụ có thể làm bằng que kem, que gỗ, lõi giấy vệ sinh hay quấn từ giấy, tán lá hình chóp, có nhiều lớp, lớp trên chồng lên một phần lớp dưới, có thể tạo bằng hình thức cắt, dán giấy các loại.
+ Mô hình cây dừa: Thân cây hình trụ, có thể sử dụng ống hút các loại que, giấy quấn tròn, lõi giấy vệ sinh. Đặc điểm thân cây cao, tán lá to, dài có nhiều lá nhỏ kết thành tán lá lớn, các nhánh lá chụm lại ở phần ngọn, tạo tán lá bằng hình thức cắt giấy, trái có hình cầu, nhọc thành chùm, tạo bằng hình thức dán các hạt mút sơn màu.
+ Mô hình cây tán lá rộng: Thân cây hình trụ, có thể sử dụng các loại que, giấy quấn tròn, đặc điểm thân cây cao. Tán lá nhiều hình dạng: dài- nhọn hai đầu, lá kim, lá gồm nhiều lá nhỏ kết lại có thể tạo bằng hình thức cắt ghép giấy nhiều kích thức khác nhau.
Bước 3: Tạo các bộ phận chính của sản phẩm (thực hành).
Sau khi đã hình thành được ý tưởng thì việc tạo sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Học sinh làm theo từng bước cơ bản, tạo bộ chính chắc chắn sẽ giúp mô hình cứng cáp, chắc chắn, tạo nền tảng trang trí cho các chi tiết phụ và sử dụng được lâu hơn (Có thể cắt, tỉa cho phù hợp).
Ví dụ:
+ Thân cây: Hình trụ, sử dụng lõi giấy vệ sinh, que gỗ, giấy quấn tròn quanh cây tre hoặc đũa tạo độ cân đối,
+ Thân con cá: Hình trụ sử dụng lõi giấy vệ sinh, hình tròn sử dụng dĩa nhựa, hoặc cắt từ giấy cứng.
+ Thân con hưu: Thân hình trụ sử dụng lõi giấy vệ sinh, chai nhựa, hình hộp chữ nhật sử dụng hộp sữa, hộp bánh nhỏ hoặc cắt từ giấy tạo hình hộp.
+ Nhà: Hình lập phương, hình hộp chữ nhật có thể sử dụng hộp sữa, hộp bánh ... hoặc cắt từ giấy tạo hình hộp.
Bước 4: Tạo chi tiết sản phẩm
- Khi đã tạo được các bộ phận chính học sinh có sẽ tạo thêm các chi tiết phụ khác phù hợp với ý tưởng sản phẩm. Các chi tiết cần có tính linh hoạt, sáng tạo trong nguyên vật liệu, màu sắc và hình dáng nhưng vẫn giữ được đặc điểm riêng của vật. Được định hình bằng keo các loại như: keo nến, keo hai mặt…
- Các nguyên vật liệu tạo chi tiết thường sẽ mềm mỏng, dễ cắt tỉa linh hoạt và dễ phối hợp cùng nhau.
Ví dụ:
+ Lá cây tạo bằng len, bằng giấy màu cắt theo hình chiếc lá, bằng giấy bìa cứng định hình tán lớn và dán thêm lá nhỏ bằng các lạo hạt…
+ Đuôi, vây cá tạo ra bằng giấy có màu (giấy sách, truyện…), vây cá là hình trong cắt đôi, dán nối tiếp, đuôi cá có hình tam giác, cắt dán nhiều lớp tùy kiểu dáng và đặc điểm.
+ Cửa sổ làm bằng giấy có màu (giấy sách, truyện…) cắt hình vuông, hình chữ nhật dán lên vị trí phù hợp, mái nhà dán bằng que kem, tăm, giấy cứng cắt thành hai mái vè tạo mái hoặc dán len, hạt…
- Tạo chi tiết cho sản phẩm là bước cuối cùng trong quy trình tạo sản phẩm 3D. Học sinh sẽ tự mình rút ra kinh nghiệm cho bản thân về từng bước làm, sản phẩm ngoài tính thẩm mĩ thì cần có độ chắc chắn nhất định để giữa cho sản phẩm bền và sử dụng được lâu hơn. Kinh nghiệm của học sinh sẽ lớn dần và trở thành kĩ năng, từ đó học sinh có thể dễ dàng sáng tạo tất cả sản phẩm hay mô hình mà mình yêu thích.
c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
* Ưu điểm:
+ Học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn trong học môn Mĩ thuật.
+ Học sinh có kĩ năng sáng tạo nghệ thuật.
+ Học sinh biết vận dụng sáng tạo, tạo ra những sản phẩm 3D theo chủ đề
+ Học sinh yêu thích lao động và có ý thức tái chế phế liệu.
+ Học sinh biết tự chuẩn bị đồ dùng học tập khoa học và hiệu quả.
+ Giáo viên không phải tự chuẩn bị đồ dùng cho học sinh quá nhiều.
+ Học sinh nắm rõ hơn tác dụng của bộ môn Mĩ thuật đối với việc học tập cũng như trong cuốc sống.
+ Trong quá trình thực hiện bản thân tôi cũng tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích, nâng cao kiến thức chuyên môn để giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Sản phẩm có tính ứng dụng cao.
* Hạn chế :
+ Thời gian thực hiện lâu dài, các bước phải gắn kết chặt chẽ.
+ Chuẩn bị vật liệu phải đa dạng.
7. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Phạm vi có thể áp dụng giải pháp:
- Giải pháp này được áp dụng ở Trường tiểu học thị trấn Lai Vung 2.
- Giải pháp này có thể áp dụng trong tất cả các khối lớp và có thể nhân rộng cho tất cả các cấp học. Không chỉ trong giáo dục trẻ em mà có thể ảnh hưởng đến Thanh thiếu niên, phụ huynh học sinh, các ban ngành…
8. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
+ Đề tài cho thấy sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy của giáo viên, linh hoạt vận dụng trong cách truyền tải thông tin, hướng dẫn giúp đỡ học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Khơi nguồn cảm hướng, yêu thích, kích thích năng khiếu của học sinh phát triển. Không tạo áp lực trong học tập.
+ Sản phẩm 3D được tạo ra từ các nguyên vật liệu tái chế giúp học sinh có ý thức tiết kiệm hơn trong cuộc sống. Biết sử dụng các nguyên vật liệu bỏhoặc đã qua sử dụng giúp bảo vệ môi trường. Sản phẩm sáng tạo, có tính kĩ thuật và thẩm mĩ cao.
+ Học sinh thể hiện ý thức yêu thích môn học, yêu thích và có trách nhiệm cảm thụ cái đẹp. Có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.
+ Học sinh tạo ra được góc học tập riêng, biết cất giữ đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, sử dụng hiệu quả. Có tinh thần yêu thích cái đẹp, biết sử dụng các mô hình 3D trang trí cho gia đình.
+ Sản phẩm được sử dụng hiệu quả, rộng rải ở nhà và ở trường, lớp.
+ Phát triển được năng khiếu bản thân, phát huy hết khả năng trong các tiết học. Rèn luyện được các kĩ năng, kĩ thuật của môn mĩ thuật để tạo mô hình 3D.
+ Học sinh yêu thích môn học nên có được thói quen thường xuyên tạo sản phẩm 3D có ích cho cuộc sống.
+ Xây dựng được góc mĩ thuật cho lớp. Lớp học gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, có thể tạo ra những sản phẩm cực rẻ, vì chúng được tạo ra từ phế liệu.
Qua khảo sát tình hình học sinh trong năm học
Thời điểm |
Tổng số học sinh
|
Sản phẩm 3D sáng tạo, có kĩ thật tốt và có tính thẩm mĩ cao |
Sản phẩm 3D có phần sáng tạo, sản phẩm tương đối chắc chắn, có tính thẩm mĩ. |
Sản phẩm 3D ở mức cơ bản |
|||
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
||
Đầu năm 2022- 2023 |
307 |
55 |
17.9% |
115 |
37,4% |
137 |
44,7% |
Cuối năm 2022 - 2023 |
307 |
95 |
30,9% |
185 |
60,2% |
27 |
8,9% |
9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Để áp dụng biện pháp đó cần đảm bảo những điều kiện.
+ Cần phải có phòng Mĩ thuật riêng để các em tạo những góc sản phẩm trưng bày theo chủ đề.
+ GVCN lớp hỗ trợ, nhắc nhở và cùng các em cất giữ và tái chế phế liệu, cùng đưa ra ý tưởng sản phẩm phục vụ việc học tập và vui chơi của các em.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;
- Giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo Mĩ thuật.
- Tạo thói quen tự thu nhập vật liệu bảo vệ môi trường
- Giúp giáo viên luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo đổi mới phương pháp cho phù hợp với từng nội dung bài học và từng đối tượng học sinh.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Lai Vung, ngày 04 tháng 4 năm 2024
NGƯỜI NỘP ĐƠN
Nguyễn Thu Thuý
Phụ lục
Hình 1 Sản phẩm kí họa, ghi chép nhanh của học sinh lớp 4
Hình 2. Nguyên vật liệu được phân loại theo chủng loại, hình khối
Hình 3 Học sinh lớp 4/1 cùng nhau tạo hộp cất giữ nguyên vật liệu của nhóm vào thời gian rảnh.
Hình 4 Học sinh lớp 4/2 sử dụng hộp cất giữa nguyên vật liệu nhóm trong hoạt động tạo cây 3
Hình 5 Sản phẩm 3D của học sinh khối 3
Hình 6 Sản phẩm 3D của học sinh khối 5