TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - CÔ TRẦN THỊ THU THÚY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

Kính gửi: - UBND huyện Lai Vung

                                 - Chủ tịch UBND huyện Lai Vung

          1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Trần Thị Thu Thúy

 

11/02/1986

Trường

Tiểu học

thị trấn

Lai Vung 2

Giáo viên Tiểu học

Đại học Giáo dục Tiểu học

 

100%

 

 

 

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt khả năng tự phục vụ và khả năng giao tiếp theo định hướng phát triển năng lực ở lớp Một/3, Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2.

3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 02/10/2023

6. Mô tả bản chất của sáng kiến

6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

a) Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại (thường làm) trước khi thực hiện những giải pháp mới (mô tả chi tiết các bước/qui trình thực hiện nhiệm vụ)

Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

Năm học 2023 – 2024, tôi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 của trường. Lớp tôi có tổng số 36/16 học sinh. Đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm được sự quan tâm cao của phụ huynh. Nhìn chung, học sinh đều hào hứng với môi trường học tập mới, biết chào hỏi, xưng hô đúng cách với mọi người, phấn khởi khi được tham gia các hoạt động đầu năm cùng thầy cô và các bạn, tự tin khi được giáo viên mời gọi, … Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh còn gặp nhiều hạn chế ở các nội dung sau:

- Học sinh chưa chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để vào lớp một: Học sinh còn khóc nhè mỗi sáng đến lớp hoặc vùng vằng chưa muốn vào lớp học ngay.

- Học sinh chưa có khả năng tự phục vụ: Thậm chí có những chuyện hết sức đơn giản nhưng học sinh vẫn chưa tự mình làm được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ người lớn.

- Học sinh chưa mạnh dạn. tự tin trong giao tiếp, còn rụt rè, ngại tiếp xúc với người lạ, chưa dám bày tỏ ý kiến của mình, …

- Học sinh có những hành vi, cử chỉ chưa phù hợp với mọi người xung quanh.

Các nội dung trên được cụ thể hóa qua bảng khảo sát sau:

NỘI DUNG

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Tâm thế đến lớp

17

47,2%

9

25%

10

27,8%

Khả năng tự phục vụ

12

33,3%

8

22,2%

16

44,5%

Khả năng giao tiếp

16

44,5%

6

16,7%

14

38,8%

          Bảng 1: Khảo sát học sinh vào cuối tháng 09/2023

Chính từ những vấn đề gặp phải trong thực tế ở lớp, đã thúc đẩy tôi nghiên cứu và viết sáng kiến Biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt khả năng tự phục vụ và khả năng giao tiếp theo định hướng phát triển năng lực ở lớp Một/3, Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2”. Sáng kiến không chỉ giúp tôi từng bước hoàn thiện bản thân hơn, mà nó còn góp phần xây dựng một lớp học yêu thương, giúp học sinh của tôi cảm nhận được lớp học là ngôi nhà thứ hai – nơi học sinh có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân với mọi người xung quanh; học sinh tìm thấy niềm vui khi đến lớp và biết yêu mến ngôi trường nơi mình học; từng bước tự thực hiện được các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.

b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Tôi có thể từng bước dạy học sinh của tôi khắc phục được những thực trạng ban đầu mà lớp tôi gặp phải.

- Học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, biết cách giao tiếp phù hợp và quan trọng hơn hết là có khả năng tự phục vụ bản thân tốt hơn.

Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Mất nhiều thời gian để thực hiện, phải hướng dẫn, nhắc nhở nhiều lần.

- Giáo viên phải có sự đầu tư nhiều vào các hoạt động trong từng biện pháp đã thực hiện.

- Khả năng tiếp thu và năng lực của học sinh không đều nhau.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình

* Học sinh

- Học sinh lớp một là lứa tuổi chuyển giao từ Mẫu giáo sang Tiểu học, nên đối với học sinh mọi thứ xung quanh đều mới mẻ, mới trong sinh hoạt, trong học tập, trong giao tiếp, và trong cả mối quan hệ thầy – trò, bạn bè. Cũng chính sự thay đổi lớn này đã khiến nhiều bạn chưa kịp thời thích ứng, có những bạn vẫn còn khóc nhè mỗi sáng khi đến lớp.

- Khi ở Mẫu giáo, hoạt động chính của học sinh là vui chơi, chưa có những hoạt động học như lớp một.

- Mọi sinh hoạt hằng ngày của học sinh hầu như đều có sự hỗ trợ từ người lớn. Khi ở trường Mẫu giáo thì có các cô cận kề chăm sóc và làm giúp, còn khi về đến nhà thì lại có những người thân trong gia đình. Từ đó học sinh trở nên ỷ lại và chưa hình thành được thói quen tự làm những việc đơn giản, vừa sức với mình.

- Do ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử nên một phần nhỏ học sinh chưa có những hành vi ứng xử đúng với mọi người xung quanh, có những lời nói, cử chỉ chưa phù hợp.

* Cha mẹ học sinh

- Một bộ phận phụ huynh quá kì vọng vào con, vô tình tạo áp lực cho con trước khi vào học. Chẳng hạn: “Năm nay, con đã lớn, sắp vô lớp một rồi không còn là học sinh Mẫu giáo nữa!” “Học sinh lớp một là phải biết đọc chữ, biết viết,…” …, làm cho một số học sinh có cảm giác sợ việc học ngay từ đầu.

- Bên cạnh đó lại có một số phụ huynh chưa dạy cho con những khả năng giao tiếp cần thiết như: biết chào hỏi thầy cô và bạn bè, biết cách xưng hô với mọi người xung quanh, biết cám ơn và xin lỗi, biết giúp đỡ mọi người, biết nhờ vả khi gặp khó khăn, biết bày tỏ cảm xúc của mình với người khác…

- Mặc khác, do đặc điểm là một trong những ngôi trường ở trung tâm huyện, đa số các gia đình đều có điều kiện và sinh ít con, nhiều bạn là con một nên rất được cưng chiều. Có ba mẹ vẫn còn giữ thói quen như khi con học Mẫu giáo, không tập cho con dậy sớm, ăn nhanh, ngược lại còn dễ dàng đồng ý, thỏa hiệp với những lí do không chính đáng của con,  không tập cho con thói quen sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học… Ở nhà, ba mẹ với tâm lí yêu thương, cưng chiều, không dám để cho con tự mình làm bất cứ việc gì, ngay cả khi các con đã 6 tuổi. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng sống hằng ngày của học sinh.

* Giáo viên

- Giáo viên chưa gần gũi với học sinh.

- Giáo viên chưa tạo được tâm thế thoải mái cho học sinh trong giờ học.

Tâm lí chung của giáo viên là luôn muốn nề nếp lớp học của mình theo một khuôn mẫu quá chuẩn mực, đòi hỏi quá cao ở học sinh; quan niệm phải giữ khoảng cách giữa thầy và trò nhằm dễ dạy học sinh hơn. Điều này làm cho học sinh trở nên sợ giáo viên, không dám đến gần hay bày tỏ điều mình muốn nói, …

6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

a) Mục đích của giải pháp

Nhằm giúp học sinh có được khả năng tự phục vụ bản thân, biết cách giao tiếp phù hợp và cảm nhận được niềm vui khi đến trường.

b) Tính mới của giải pháp

Các giải pháp mới được áp dụng trong sáng kiến

b.1. Tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với học sinh ngay từ đầu

Ấn tượng ban đầu về trường, lớp, thầy cô và bạn bè cực kì quan trọng đối với học sinh, nhất là hình ảnh của cô giáo lớp một. Học sinh lớp một là học sinh mới chuyển từ Mẫu giáo lên nên tất cả mọi thứ với con sẽ vô cùng xa lạ và bỡ ngỡ. Một bộ phận không nhỏ trong số đó sẽ có tâm trạng lo lắng, sợ hãi, … Còn một số ít phụ huynh thì chưa thật sự yên tâm để con mình trải nghiệm vào môi trường học tập mới. Vì thế, người giáo viên dạy lớp một phải thật sự gần gũi, thân thiện và hết sức nhẹ nhàng với học sinh ngay từ những buổi gặp mặt đầu tiên. Một khi học sinh thấy thích cô, phụ huynh tin tưởng thì mọi việc về sau sẽ đỡ khó khăn hơn.

- Trường hợp học sinh sợ người lạ, sợ đông người: Đối với những học sinh này, tôi đặc biệt chú ý và quan tâm hơn, mỗi khi thấy học sinh xuất hiện, tôi sẽ đến hỏi han, ôm học sinh vào lòng, cho học sinh cảm giác cô cũng rất thương con, cùng học sinh chào tạm biệt cha mẹ rồi vừa dẫn học sinh vào lớp vừa giao tiếp nhẹ nhàng với học sinh, cố gắng tiếp cận, trò chuyện với học sinh nhiều hơn, tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc, tự giới thiệu về bản thân, làm quen với các bạn xung quanh thông qua các trò chơi, các hoạt động vui học trên lớp bước đầu giúp học sinh dạn dĩ, mở lòng và tự tin hơn trong giao tiếp. Từ đó, học sinh yêu thích đến trường hơn vì được vui chơi cùng thầy cô và bè bạn. Cuối buổi học, trước khi về, tôi không quên đến bên cạnh những đối tượng này để thăm dò ý kiến của học sinh về buổi học hôm nay như thế nào? Học sinh còn lo lắng về điều gì? Học sinh chưa thích gì?... Từ những điều chia sẻ của học sinh, tôi sẽ phối hợp với phụ huynh tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề khó khăn mà học sinh đang gặp phải. 

- Trường hợp học sinh sợ việc học: Tôi không cho học sinh vào học ngay, không tạo thêm áp lực mà cho làm quen dần bằng nhiều hình thức hấp dẫn khác nhau như cho học sinh múa hát theo bài hát Bảng chữ cái, bảng số, các dạng hình phẳng đã làm quen ở Mẫu giáo,… Việc học hát với các bạn lớp một rất dễ thực hiện, nghe vài lần các con đã có thể thuộc, tôi sẽ nói với học sinh “Như vậy là chúng mình đang học đấy các con! Các con thấy việc học chữ cũng dễ đúng không nào?” Khi học sinh nhận ra điều đó thì sự lo lắng ban đầu sẽ dần dần giãm đi, không còn suy nghĩ học là một cái gì đó rất đáng sợ nữa và dần sẽ thích đến lớp hơn.

Trong tuần lễ sinh hoạt học đường, tôi dành thời gian cho học sinh làm quen bạn bè, thầy cô, trường lớp, tập giới thiệu về bản thân, tập bày tỏ ý kiến với người xung quanh, cho học sinh làm quen với một số nề nếp ở lớp như đi vệ sinh, cách xếp hàng, cách chào hỏi, cách giao tiếp sao cho phù hợp, làm quen một số đồ dùng học tập quen thuộc, cho các con tham quan các phòng chức năng, phòng bộ môn,... Đồng thời khơi gợi sự tò mò của các con về các phòng học, về các đồ dùng học tập này để chuẩn bị cho một tâm thế sẵn sàng học tập ở những tuần tiếp theo.

b. 2. Khởi động đầu giờ học

Bắt đầu mỗi buổi học trong ngày, tôi không vội cho học sinh vào ngay bài học mà cho học sinh tham gia các hoạt động khởi động đầu giờ bằng nhiều hình thức khác nhau khi thì vận động theo lời bài hát, khi thì chơi các trò chơi vận động như trò Tôi bảo, Trời mưa, Trời nắng-trời mưa, Gió thổi, Chai nước phép thuật,… Điều đó không chỉ tạo tâm thế thoải mái trước giờ học mà nó còn kích thích hứng thú học tập của học sinh.

b. 3. Dạy học sinh một số kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt và học tập

Trong quá trình dạy chữ, tôi không quên kết hợp dạy cho học sinh các kĩ năng tự phục vụ bản thân như: phải biết tự soạn và thu dọn được các đồ dùng học tập trong ngày, biết sắp xếp các dụng cụ học tập gọn gàng, ngăn nắp, biết tự mình mang cặp vào lớp, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết tự thay đồ, biết để dép đúng vị trí, ... Không chỉ dừng lại ở đó, với vai trò là giám thị bán trú, tôi còn tranh thủ dạy cho học sinh của mình một số kĩ năng trong ăn uống hàng ngày như: biết cách ăn và tự ăn hết phần ăn của mình, tập ăn được đa dạng các loại thức ăn khác nhau, biết dẹp dụng cụ ăn đúng vị trí, biết sắp xếp và thu dọn đồ dùng bán trú gọn gàng,… Trong những tuần đầu thực hiện đương nhiên vẫn còn một số ít học sinh chưa quen với các kĩ năng mà tôi đã hướng dẫn, tôi không vội nản chí mà sẽ cố gắng giải thích cho học sinh hiểu lợi ích của từng việc làm đó và hướng dẫn lại cho học sinh vào những ngày tiếp theo, dần dần học sinh sẽ hình thành được thói quen và làm đúng các kĩ năng cần thiết vốn có.

b. 4. Khen thưởng, nhắc nhở và động viên kịp thời

- Tôi đặc biệt đề cao phương pháp nêu gương trong quá trình khen thưởng học sinh. Một khi học sinh tôi có những biểu hiện tích cực trong giao tiếp cũng như việc thực hiện đúng các kĩ năng tự phục vụ hàng ngày, tôi sẽ khen ngợi học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau đôi khi chỉ là một lời khen kèm theo cử chỉ yêu thương vì sự tiến bộ của con so với ngày hôm trước, hay là một món quà nhỏ khích lệ tinh thần cho học sinh, ...

- Còn những bạn chưa thực hiện đúng kĩ năng và hành vi, tôi sẽ không la rầy học sinh trước lớp, mà gọi học sinh lên xác minh lại sự việc có đúng không? Sau đó, tôi nhẹ nhàng giải thích cho học sinh hiểu đó là việc làm chưa đúng, học sinh cần phải khắc phục. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng dễ dạy bảo, nếu học sinh vi phạm nhiều lần, nhất là các hành vi giao tiếp chưa đúng như nói lời chưa hay, cố ý gây thương tích cho bạn, sử dụng đồ dùng của người khác mà chưa xin phép, … tôi sẽ nghiêm khắc nhắc nhở học sinh đồng thời phối hợp với phụ huynh để kịp thời tìm cách giáo dục tốt nhất. Đối với những đối tượng như thế này, tôi cần lưu tâm nhiều hơn để có thể ngăn chặn được những hành vi chưa đúng, nhắc nhở học sinh ngay khi học sinh sai và quan trọng hơn là khen ngợi học sinh đúng lúc khi học sinh có tiến bộ trong giao tiếp với bạn, dù là sự thay đổi rất nhỏ, để học sinh hiểu được giá trị của lời khen và vì đó mà phấn đấu hơn.

b. 5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh

- Bên cạnh việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh thì việc trao đổi gián tiếp qua điện thoại cũng là cách hữu hiệu nhất và một trong những phương tiện đó chính là zalo. Ngay khi nhận được hồ sơ đầu năm của học sinh, tôi đã nhanh chóng tìm cách kết nối qua số điện thoại của phụ huynh để tạo nhóm zalo lớp, có 36/36 phụ huynh tham gia. Sau đó, tôi giới thiệu sơ lược về bản thân, về lớp 1/3, về mục đích cũng như những qui định cần thiết của nhóm zalo cho phụ huynh nắm.  

- Trong tuần sinh hoạt học đường, tôi sẽ thông qua nhóm zalo lớp cập nhật liên tục tình hình của học sinh qua các hoạt động diễn ra trong ngày, từ việc vui chơi, sinh hoạt, làm quen bạn bè thầy cô, các nề nếp lớp, … để phụ huynh thấy được sự tiến bộ của học sinh qua từng buổi học từ đó yên tâm hơn.

- Khi vào thực học, zalo nhóm không chỉ cập nhật những hoạt động hằng ngày trên lớp của học sinh mà nó còn là phương tiện để tôi dặn dò, nhắc nhở những công việc chung, hướng dẫn phụ huynh theo dõi việc học của học sinh ở nhà, quản lí quỷ thời gian rảnh của học sinh, hạn chế cho con xem ti vi và điện thoại, thời gian đưa rước học sinh trong những tuần đầu; hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập theo thời khóa biểu của lớp hay các vật dụng cần thiết để học các môn năng khiếu, … Mặc dù không hết 100% phụ huynh cả lớp thực hiện, nhưng nó sẽ có tác động tích cực rất lớn đến học sinh và những phụ huynh chưa thực hiện đúng. Nếu giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với phụ huynh thì chắc chắn không chỉ nề nếp mà việc học của con cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Bên cạnh đó, khi có những việc tế nhị cần trao đổi riêng, thì zalo cá nhân của phụ huynh cũng là một trong những phương tiện giúp tôi làm tốt hơn công tác chủ nhiệm của mình.

b. 6. Dạy tích hợp qua các môn học

- Các kĩ năng giao tiếp của học sinh được tôi uốn nắn, chỉnh sửa trong từng tiết học, trong từng lời nói của học sinh. Trong giờ học, bên cạnh việc nhắc nhở học sinh trả lời tròn câu, đủ ý, tạo điều kiện cho thật nhiều học sinh tham gia trong hoạt động nói nghe tương tác với cả lớp, cho học sinh đóng vai xử lí các tình huống có liên quan, … tôi không quên cho những học sinh ngại phát biểu được trình bày ý kiến của mình nhiều hơn. Vào giờ ra chơi, tôi hay ở lại lớp học, vừa được trò truyện cùng học sinh lại vừa có dịp lắng nghe cách giao tiếp của học sinh với nhau, cũng chính nhờ đó tôi có thể phát hiện và điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đúng của học sinh.

- Đối với những nội dung bài học có liên quan đến các kĩ năng tự phục trong các môn học, tôi sẽ dành thời gian cho học sinh được thực hành nhiều hơn để các em vận dụng được những kĩ năng này vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.

+Tự nhiên xã hội - Bài 25 (Em ăn uống lành mạnh): Học sinh sẽ hiểu được lợi ích của việc ăn uống như thế nào thì tốt cho sức khỏe. Từ đó học sinh sẽ ăn và tập ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.

+Đạo đức - Bài 5 (Tự giác làm việc ở nhà): Học sinh sẽ nhận biết được mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng đồng thời biết được công việc cụ thể của bản thân là gì, từ đó có trách nhiệm tự làm những việc của mình mà không phải đợi người khác nhắc nhở.

+Hoạt động trải nghiệm (Chủ đề 4: Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân): Học sinh sẽ học được cách tự chăm sóc bản thân về trang phục, vệ sinh, ăn uống và vận động; biết sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp.

+Không chỉ dừng lại ở đó, trong tiết 3 – HĐTN hàng tuần cũng chính là khoảng thời gian quý báo để học sinh trong lớp có cơ hội tự nhìn nhận lại bản thân mình, đồng thời đánh giá bạn về những gì đã làm được hay chưa làm được trong một tuần đã qua. Tôi sẽ dành ít phút cuối giờ, để lắng nghe và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh qua từng ngày học. Và đây cũng chính là lúc nêu gương những học sinh tiêu biểu về mọi mặt trong tuần. Tâm lí chung của học sinh lớp một là rất vui khi được khen, rất thích khi được nhận quà. Cho nên việc khen ngợi kết hợp hình thức nêu gương tốt vào cuối tuần sẽ là nguồn động lực lớn giúp học sinh nhân rộng những hành vi, cử chỉ đẹp ra mọi người xung quanh.

c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:

Ưu điểm của giải pháp mới

- Học sinh phấn khởi, hào hứng hơn khi mỗi sáng đến lớp

- Nhiều học sinh có tiến bộ trong giao tiếp, tự tin hơn, mạnh dạn trao đổi và biết bày tỏ ý kiến của bản thân, có cách giao tiếp phù hợp với mọi người xung quanh, …

- Học sinh biết sử dụng những cử chỉ, hành vi đúng đắn trong giao tiếp với mọi người.

- Học sinh tự mình làm được những công việc đơn giản hằng ngày của bản thân mà không cần người lớn hỗ trợ nữa.

Nhược điểm của giải pháp mới

Để những giải pháp phát huy hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải có lòng kiên nhẫn và rất cần sự phối hợp tốt từ cha mẹ học sinh.

7. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Các biện pháp này có thể áp dụng cho đồng nghiệp cùng khối trong trường và cho tất cả giáo viên dạy lớp một như tôi.

8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.

Sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên, tôi đã thu được kết quả rõ rệt, đến thời điểm hiện tại lớp 1/3 của tôi chủ nhiệm, học sinh đều vui vẻ đến trường, thích thú với các hoạt động, biết quan tâm giúp đỡ và hòa đồng với bạn, biết tự phục vụ bản thân, thực hiện đúng các kĩ năng cần thiết trong sinh hoạt và học tập, phụ huynh hài lòng với việc ăn ở bán trú của con.

NỘI DUNG

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Tâm thế đến lớp

26

72,2%

10

27,8%

0

0%

Khả năng tự phục vụ

22

61,1%

12

33,3%

2

5,6%

Khả năng giao tiếp

22

61,1%

13

36,1%

1

2,8%

Bảng 2: Khảo sát học sinh đến cuối tháng 01/2024

Theo kết quả khảo sát, đến thời điểm hiện tại, 100% học sinh của lớp yêu thích việc học và vui vẻ khi đến lớp; 94,4 % học sinh có khả năng tự phục vụ bản thân, còn 2 học sinh chưa tự sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng; 97,2 % học sinh có cách giao tiếp phù hợp, còn 1 bạn chưa mạnh dạn tự tin khi trao đổi với mọi người. Trong thời gian còn lại của năm học, tôi sẽ cố gắng hướng dẫn để tất cả học sinh của tôi đều thực hiện được các nội dung rèn luyện này.

Nội dung sáng kiến này, không chỉ giúp tôi từng bước khắc phục được những thực trạng ban đầu của học sinh ở lớp, mà nó còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của lớp 1/3 nơi tôi đang công tác.

9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);

10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

- Cần chuẩn bị kĩ các đồ dùng dạy học cần thiết: Máy chiếu, máy vi tính, điện thoại, tranh, ảnh, …

- Cần sự phối hợp tốt từ phía cha mẹ học sinh.

- Không gian phòng học để thực hành các nội dung có liên quan.

11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;

- Học sinh hứng thú hơn trong học tập.

- Học sinh thực hiện tốt khả năng giao tiếp và khả năng tự phục vụ bản thân.

- Học sinh khắc phục được những hành vi, cử chỉ chưa phù hợp trong giao tiếp với mọi người.

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp.

12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);

13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Lai Vung, ngày 04  tháng 04 năm 2024

                                                                                   NGƯỜI NỘP ĐƠN

 

 

                                                                                        Trần Thị Thu Thúy

 

.