CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
- Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
1. Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) |
1 |
Trần Thị Mỹ Quyến |
04/08/1981 |
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 |
Phó Hiệu trưởng |
Thạc sĩ Giáo dục tiểu học
|
100%
|
2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cấp trường tại Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 04/09/2024
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 có tổng số 24 cán bộ, giáo viên, gồm 22 giáo viên dạy lớp và 2 cán bộ quản lý, được chia thành 6 tổ chuyên môn. Đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp trường dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường, công văn hướng dẫn số 686/GDĐT-TH ngày 22/9/2021 về tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tiểu học (áp dụng từ năm học 2021-2022).
Trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày nên sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cấp trường sẽ diễn ra vào chiều thứ sáu. Dù là buổi nghỉ, nhưng lớp có giáo viên dạy minh họa vẫn bố trí cho học sinh đến trường.
Tuy nhiên, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu do e ngại. Những vấn đề mới và khó cũng chưa được đưa ra bàn bạc, thảo luận sâu, dẫn đến quả sinh hoạt chuyên môn chưa đạt như mong muốn.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị, Lãnh đạo trường phân công cho tổ
chuyên môn phụ trách phần nội dung chính của SHCM; : Lập kế hoạch bài học, dạy minh hoạ.
Bước 2: Tổ chức dạy minh hoạ và dự giờ, quan sát việc dạy và việc học của
học sinh (chủ yếu tập trung quan sát đối tượng học sinh).
Bước 3: Phân tích, thảo luận chung.
+ Lãnh đạo trường tổ chức lấy ý kiến thảo luận về nội dung SHCM. Việc
thảo luận không tập trung đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên, chủ yếu phân
tích, nhấn mạnh những điểm thành công của giờ dạy. Bên cạnh đó có thể chỉ ra
những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tích cực học tập của học sinh hoặc chưa
đạt kết quả như mục tiêu đề ra.
+ Cuối buổi thảo luận, người chủ trì cuộc họp có thể tổng kết các vấn đề nổi
bật qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm để hoạt động học của học sinh
được tốt hơn. Những người tham gia có thể suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp
dụng cho giờ dạy của mình.
Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn
Dựa trên kết quả thảo luận, nhà trường chốt lại các nội dung trọng tâm và thống nhất triển khai để giáo viên áp dụng hằng ngày trong giảng dạy, để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giờ dạy và phát triển năng lực cho học sinh.
Trong lần tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cấp trường lần 1, nhà trường thu thập được số liệu như sau:
TSGV: 22 |
tích cực phát biểu ý kiến |
ngại phát biểu ý kiến |
chưa phát biểu ý kiến |
Cuối tháng 9 |
6 |
12 |
4 |
b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp đang được áp dụng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng
Hiệu Trưởng rất quan tâm đến chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Nhà trường và các tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên giảng dạy và chuẩn bị nội dung sinh hoạt chuyên môn đúng theo quy trình.
Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng
Việc học sinh phải đến trường vào chiều thứ sáu, dù là buổi nghỉ, tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trong quá trình dự giờ, người quan sát đôi khi chưa nắm bắt đầy đủ quá trình học tập của học sinh cũng như những khó khăn mà các em gặp phải. Sau buổi dự giờ, số lượng ý kiến đóng góp và chia sẻ về tiết dạy còn hạn chế. Bên cạnh đó, thời gian sinh hoạt chuyên môn kéo dài do phải dành thời gian cho việc dự giờ và thảo luận. Ngoài ra, nhà trường chưa có một kho học liệu phong phú để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn.
Thuận lợi của giải pháp đang được áp dụng
Có công văn hướng dẫn số 686/GDĐT-TH ngày 22/9/2021 quy định cụ thể về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tiểu học, áp dụng từ năm học 2021-2022. Nội dung này đã được Phòng Giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lí.
Khó khăn của giải pháp đang được áp dụng
Các buổi sinh hoạt chuyên môn hiện nay còn trầm lắng, chưa tạo được sự tương tác tích cực giữa giáo viên. Việc sắp xếp sinh hoạt vào ngày nghỉ khiến giáo viên và học sinh khó tham gia đầy đủ, ảnh hưởng đến chất lượng thảo luận. Bên cạnh đó, những nội dung mới, khó hoặc các vấn đề thực tiễn trong giảng dạy chưa được bàn bạc sâu, làm giảm hiệu quả của buổi sinh hoạt.
Ngoài ra, trường chưa có video minh họa các tiết dạy để làm tài liệu, dẫn đến việc xây dựng kho học liệu còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc lưu trữ và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình
Đa số giáo viên còn dè dặt, ngại chia sẻ quan điểm hoặc nhận xét về tiết dạy do chưa có sự chuẩn bị trước hoặc chưa quen với việc phản biện mang tính xây dựng dẫn đến thiếu sự trao đổi sâu sắc.
Một số giáo viên chưa quan sát đầy đủ các tình huống xảy ra trong tiết dự giờ và chưa phân tích được quá trình học tập của học sinh. Điều này khiến buổi sinh hoạt chuyên môn có ít ý kiến đóng góp. Ngoài ra, giáo viên vẫn còn quen với việc tập trung chủ yếu vào phân tích hoạt động của người dạy, thay vì chú trọng đến quá trình học tập của học sinh.
Việc sắp xếp sinh hoạt chuyên môn vào ngày buổi chiều thư sáu khiến giáo viên và học sinh cảm thấy không thoải mái, ảnh hưởng đến tinh thần tham gia và chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn.
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp:
Giúp cho việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đạt chất lượng, khắc phục tình trạng kéo dài thời gian buổi sinh hoạt, đảm bảo học sinh không phải đến trường vào ngày nghỉ và sử dụng video của các tiết dạy minh họa làm kho học liệu cho trường. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giúp giáo viên tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến học sinh và từ đó tìm ra giải pháp giảng dạy phù hợp. Tạo một môi trường cởi mở để tất cả giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
b) Tính mới của giải pháp:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cấp trường bằng cách thu thập ý kiến của các tổ với những khó khăn, vướng mắc hoặc những kinh nghiệm hay trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ để đưa vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường. Yêu cầu của kế hoạch là cụ thể, rõ ràng, bao gồm các nội dung cần thực hiện, biện pháp triển khai, phân công trách nhiệm từng người, thời gian thực hiện.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn cấp trường tập trung vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giải quyết những khó khăn trong quá trình dạy học, đặc biệt là các lĩnh vực như: giáo dục kỹ năng sống, dạy học STEM, tích hợp liên môn, giáo dục địa phương, các bài học có nội dung khó giảng dạy…
Biện pháp 2: Kết hợp trực tiếp và trực tuyến nhằm phân tích quá trình học tập của học sinh theo hướng nghiên cứu bài học cấp trường.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Lãnh đạo trường phân công cho tổ chuyên môn phụ trách phần nội dung chính của sinh hoạt chuyên môn lập kế hoạch bài học, dạy minh hoạ.
Trước 02 tuần tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cấp trường theo kế hoạch đã đề ra. Phó Hiệu trưởng phối hợp cùng các tổ chuyên môn thực hiện bước một theo quy trình đã định, đồng thời phân công cụ thể các công việc: giảng dạy, hỗ trợ cơ sở vật chất, và chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Đặc biệt, trong giải pháp này, việc hỗ trợ quay video là điểm mới, nhằm ghi lại và lưu trữ các bài dạy minh họa.
Bài dạy minh họa cần thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của học sinh qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp… để đạt được mục tiêu giảng dạy. Bài dạy minh họa do một nhóm giáo viên kết hợp với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng thiết kế, với sự khuyến khích tính linh hoạt, sáng tạo và chủ động, không bị ràng buộc bởi các bước dạy theo sách giáo khoa.
Bước 2: Tổ chức dạy minh hoạ và dự giờ, quan sát việc dạy và học của học sinh
Giáo viên dạy minh họa sẽ dạy trong tiết học theo thời khóa biểu, không cần dạy vào ngày nghỉ, và học sinh cũng không phải đến trường vào ngày nghỉ.
Nhà trường sẽ thông báo trước về tuần, ngày và thời gian tổ chức. Giáo viên có tiết trống của bộ môn sẽ dự trực tiếp cùng cán bộ quản lý.
Người được phân công quay video cần thể hiện rõ các góc quan sát trong lớp học.
Sau buổi dạy, nhà trường sẽ gửi đường link video và link Padlet cho giáo viên, để các giáo viên có thời gian tự xem video và ghi nhận xét lên Padlet.
Nội dung nhận xét trên Padlet: Giáo viên cần ghi nhận các hoạt động mà họ cảm thấy tâm đắc, giải thích vì sao lại có cảm nhận đó. Chụp hình ảnh làm minh chứng cho các hoạt động chưa đạt được mục tiêu đề ra, kèm theo lý do và giải pháp khắc phục. Đánh giá xem học sinh đã phát triển được năng lực học tập hay chưa, nêu rõ nguyên nhân dẫn đến những khó khăn (nêu cụ thể các yếu tố như hành động, lời nói, thái độ, cử chỉ, nét mặt, v.v.) và đề xuất cách giải quyết để nâng cao hiệu quả học tập.
Mỗi giáo viên phải đóng góp ít nhất một ý kiến riêng trên Padlet và các ý kiến không được trùng lặp.
Bước 3: Phân tích, thảo luận chung.
Căn cứ vào các ý kiến đóng góp của từng giáo viên, nhà trường sẽ rút ra những điểm cần làm rõ trong nội dung tiết dạy minh họa. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, người chủ trì (Phó Hiệu trưởng) sẽ mở Padlet của trường để xem tổng hợp các nhận xét của giáo viên. Nếu phát hiện ý kiến của giáo viên chưa được trình bày rõ ràng hoặc là những vấn đề cần phải làm rõ người chủ trì sẽ mời giáo viên đó chia sẻ. Nhờ đã chia sẻ ý kiến trước trên nền tảng Padlet và có sự chuẩn bị từ trước, các thầy cô tự tin trao đổi về quá trình học tập của học sinh một cách thoải mái, cởi mở. Điều này giúp bầu không khí thảo luận luôn sôi nổi và hiệu quả. Giáo viên dạy minh họa không còn cảm thấy áp lực, trong khi các thầy cô khác cũng mạnh dạn đưa ra những ý kiến sâu sắc về các hoạt động học tập của học sinh.
Nhờ sự phân tích kỹ lưỡng trong buổi thảo luận, giáo viên có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn
Thông qua tiết dạy minh họa và những ý kiến chia sẻ, nhà trường chốt lại các nội dung trọng tâm cần thực hiện trong dạy học hàng ngày. Sau khi áp dụng các nội dung này vào giảng dạy, giáo viên sẽ chia sẻ trong buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp theo về hiệu quả vận dụng cho bản thân từ đó đánh giá mức độ thành công của của nội dung trọng tâm nhà trường chỉ đạo.
Biện pháp 3: Hình thành kho học liệu dùng chung cho giáo viên toàn trường
Sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, các bài dạy minh họa sẽ được lưu trữ vào kho học liệu của trường, trở thành nguồn tài nguyên quý báu giúp giáo viên tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Kho học liệu được lưu trữ trực tuyến trên nền tảng Google Drive của trường, cho phép giáo viên dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi. Tổ phụ trách quản trị hồ sơ điện tử sẽ định kỳ rà soát, cập nhật và bổ sung tài liệu mới để đảm bảo chất lượng. Việc xây dựng kho học liệu không chỉ tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi lẫn nhau mà còn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và làm cho quá trình sinh hoạt chuyên môn trở nên thiết thực hơn.
c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:
+ Ưu điểm của giải pháp mới:
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn hợp lý giúp giáo viên không phải dạy vào ngày nghỉ và học sinh cũng không phải đến trường ngoài giờ học chính thức. Nhờ đó, giáo viên có thể chia sẻ và trao đổi ý kiến một cách tự tin hơn, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
100% giáo viên tham gia đóng góp ý kiến trên Padlet, giúp nhà trường nắm bắt rõ những khó khăn mà giáo viên gặp phải để kịp thời hỗ trợ. Đồng thời, giáo viên cũng mạnh dạn đăng ký dạy minh họa mà không còn e ngại trước sự đánh giá của đồng nghiệp.
Những thay đổi này giúp giáo viên cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt áp lực công việc làm cho buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng hơn.
+ Nhược điểm của giải pháp mới:
Nhược điểm của giải pháp mới
Cần đầu tư thiết bị quay video chất lượng và đảm bảo người quay có kinh nghiệm. Nếu thiết bị không đảm bảo hoặc người quay chưa có kinh nghiệm, chất lượng video sẽ kém, gây khó khăn trong việc phân tích và đánh giá tiết dạy.
7. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đây là một giải pháp thiết thực, có tính khả thi cao và dễ dàng triển khai tại các trường học. Các trường tiểu học nói riêng và các trường phổ thông nói chung có thể áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Khi được tổ chức đúng cách, các buổi sinh hoạt chuyên môn trở nên sôi nổi, giáo viên tự tin chia sẻ ý kiến, cùng nhau giải quyết những khó khăn trong chuyên môn. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy mà còn góp phần mang lại những thay đổi tích cực, lâu dài trong công tác giảng dạy và học tập.
8. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Các buổi sinh hoạt chuyên môn trở nên sôi nổi, thực chất và hiệu quả hơn, 100% giáo viên chia sẽ ý kiến trên paled. Giáo viên tự tin chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau giải quyết các khó khăn trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
Nhà trường nắm bắt rõ những khó khăn mà giáo viên gặp phải để đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Giáo viên mạnh dạn đăng ký dạy minh họa, không còn e ngại đóng góp của đồng nghiệp. Giáo viên không phải dạy vào ngày nghỉ, học sinh không phải đến trường ngoài giờ học chính khóa. Giảm bớt áp lực công việc, tạo môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả hơn.
Các tiết dạy minh họa được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, giúp giáo viên dễ dàng tham khảo, học hỏi và phát triển chuyên môn. Kho học liệu được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong lần tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cấp trường lần 5, tố đã thu thập được số liệu như sau:
TSGV: 22 |
tích cực phát biểu ý kiến |
ngại phát biểu ý kiến |
chưa phát biểu ý kiến |
Cuối tháng 9 |
15 |
8 |
0 |
9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Chuẩn bị thiết bị quay video: Cần có một máy quay video hoặc ít nhất một chiếc điện thoại có camera tốt để ghi lại toàn bộ tiết dạy minh họa. Đảm bảo thiết bị có đủ dung lượng và pin để quay liên tục trong suốt buổi học.
Người quay phim: Phân công một giáo viên hoặc nhân viên có kỹ năng quay phim để đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ ràng, giúp các giáo viên khác có thể theo dõi và phân tích tiết dạy một cách hiệu quả.
Phòng học: Lựa chọn một lớp học phù hợp để thực hiện tiết dạy minh họa, đảm bảo đủ ánh sáng, không gian thoải mái để học sinh có thể tham gia các hoạt động học tập một cách tự nhiên.
Phòng họp: Cần một không gian riêng để tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn sau tiết dạy. Phòng họp nên có máy chiếu hoặc màn hình lớn để trình chiếu hình, video mà giáo viên đưa làm minh chứng, giúp giáo viên dễ dàng theo dõi, phân tích và thảo luận.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, không khí thảo luận sôi nổi, tất cả giáo viên đều tích cực phát biểu ý kiến. Thu thập được nhiều ý kiến phản hồi sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp hơn. Tạo môi trường mở để giáo viên phản ánh khó khăn thực tế và cùng nhau tìm giải pháp.
Kho học liệu được cập nhật liên tục sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, giúp tài liệu ngày càng phong phú và hữu ích. Nhờ đó, giáo viên có thêm nguồn tham khảo để đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Lai Vung, ngày 14 tháng 3 năm 2025 (Ký và ghi rõ họ tên) |
Trần Thị Mỹ Quyến