TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - THẦY PHẠM LÊ TIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

                                       - Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Phạm Lê Tiến

17.10.1982

Trường THTTLV2

Giáo viên Tiểu học

ĐHSPAN

100%

 

 

                                     

         

 

 

 

 

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5.1 yêu thích môn Âm nhạc qua bè âm chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2024 – 2025”

          3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo......................................... 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng vào giữa học kỳ 1

          6. Mô tả bản chất của sáng kiến[1]:

  6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

a.Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

- Học sinh lớp 5.1 phần lớn yêu thích môn Âm nhạc nhưng chưa tích cực tham gia do phương pháp giảng dạy chủ yếu là truyền đạt một chiều, thiếu sự sáng tạo và linh hoạt.

- Một số học sinh cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với các khái niệm âm nhạc trừu tượng, đặc biệt là bè âm.

- Chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa hoặc hình thức học tập thú vị để kích thích sự yêu thích của học sinh đối với môn Âm nhạc.

-Thầy cô chưa tận dụng tối đa các phương pháp dạy học mới, còn e ngại trong việc thay đổi cách tiếp cận.

Vào cuối tháng 11 năm học 2024 – 2025, sau khi dạy chủ đề 1,2,3, tôi tiến hành khảo sát 27 học sinh lớp 5/1, Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 và thu được kết quả như sau:

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

 - Tích cực tham gia hát tốt

11/27

40,74%

 - Tham gia hoạt động nhóm tốt

12/27

44,44%

 - Tìm hiểu hát bè âm

9/27

33,33%

 - Cảm nhận, yêu thích bè âm  thông qua việc hát chung cả lớp

3/27

11,11%

          b. Nguyên nhân

- Giáo viên chưa linh hoạt phối hợp các phương pháp đặc thù bộ môn, chưa thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học và rèn các kỹ năng hát, nên chưa thật sự thu hút học sinh.

- Đôi khi giáo viên còn chủ quan, chưa chuẩn bị tốt bài giảng khi lên lớp, nội dung bài dạy thiết kế chưa lôi cuốn, hấp dẫn nên hiệu quả tiết dạy bè âm không cao.

- Nhiều học sinh chưa chú trọng , đặc biệt chưa hiểu lợi ích, giá trị giáo dục của bè âm trong âm nhạc mang đến.

- Học sinh chưa được khuyến khích thể hiện sáng tạo cá nhân.

- Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc động viên, khuyến khích học sinh học âm nhạc.

        6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

          a) Mục đích của giải pháp;

Đây là bước khó nhất và quan trọng nhất để giáo viên có thể truyền tải bè âm đến học sinh. Tôi đã thực hiện như sau:

          -  Trong quá trình tập luyện tôi tìm ra những chỗ để học sinh có thể hát bè âm dễ dàng hơn.

          - Giáo viên linh hoạt từng bài theo hướng đổi mới trong âm nhạc. Tạo ra những âm thanh về nhạc cụ ( những loại nhạc cụ tây nguyên, nhạc cụ dân tộc thậm chih1 mô phỗng những âm thanh khác). Bên cạnh đó phải chú ý âm thanh trầm bỗng khác nhau sao cho phù hợp và hợp lý nhất.

          - Đối với giáo viên phải tạo sự hứng thú và cách thức đơn giản cho học sinh không bị nhàm chán trong bè âm.

          b) Tính mới của sáng kiến

1. Tạo môi trường học tập tích cực, vui vẻ

- Trang trí phòng học âm nhạc với các hình ảnh liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc để kích thích sự hứng thú của học sinh.

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy chiếu, loa, micro để tạo không gian học tập sống động.

2. Sử dụng trò chơi âm nhạc liên quan đến bè âm

- Tổ chức các trò chơi như "Tìm bè âm đúng", "Ghép bè âm", hay "Đố vui âm nhạc".

- Kết hợp trò chơi vào từng tiết học để tăng sự tham gia tích cực của học sinh.

3. Hướng dẫn học sinh tập hát và cảm nhận bè âm qua các bài hát đơn giản

- Lựa chọn các bài hát có phần bè âm đơn giản, dễ thuộc, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5.

Ví dụ: Bài ngày mùa vui dân ca Thái ( Sách âm nhạc lớp 2 chân trời sáng tạo- tác giả: Hồ Ngọc Khải tổng chủ biên)

Lời của bài:

              Ngoài đồng lúa chín thơm

              Con chim hót trong vườn

              Nô nức trên đường vui thay bỏ công bao ngày mong chờ.....

- Hướng dẫn học sinh hát bè âm theo nhóm để tăng cường tinh thần đồng đội và khả năng cảm thụ âm nhạc. Giáo viên thực hiện bè âm và hướng dẫn học sinh thực hiện bè âm trong các bài phù hợp.

 Giáo viên đưa vào câu chữ dễ và  phù hợp ở câu hát bè âm đơn giản ngắn gọn.

Ví dụ: Bài hát Dắt trâu ra dồng ( sách âm nhạc lớp 5- Chân trời sáng tạo- tác giả Hồ Ngọc Khải tổng chủ biên). ( Tình tang tang tang tang tình)

Em dắt trâu ra đồng

Ngoài kia nắng lên tươi hồng

Dưới bóng cây ngô đồng

Đàn chim hót vang tưng bừng

Ngoài những buổi học ra

Sơm chiều em phụ mẹ cha

Chăn dắt trâu trên đồng mỗi khi em làm việc nhà vừa xong.......... ( Tình tang tang tang tang tình)

- ở đây giáo viên có thể đưa vào đệm phần mở đầu intro 2 lần sau đó tất cả học sinh hát cho đến đệm hết bài.

Giáo viên cũng chia ra làm 2 dãy hoặc gọi chia từng nhóm thực hiện.

4. Tổ chức các hoạt động biểu diễn nhóm

- Xây dựng các tiết mục biểu diễn ngắn có sử dụng bè âm.

- Khuyến khích học sinh tự sáng tác hoặc phối khí đơn giản cho các bài hát.

- Tạo các buổi trình diễn nhỏ trong lớp hoặc trường để các em thể hiện khả năng của mình.

5. Kết hợp phụ huynh trong quá trình học tập

- Trao đổi với phụ huynh về lợi ích của âm nhạc và các hoạt động liên quan đến bè âm.

- Khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình tham gia các buổi học ngoại khóa hoặc các chương trình âm nhạc của trường.

          c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới: Trình bày rõ những ưu điểm và nhược điểm (nếu có) của giải pháp mới.

Ưu điểm:

          - Những phần áp dụng đơn giản của hát bè âm giúp học sinh nguồn cảm hứng mới trong âm nhạc. Có tính sáng tạo, tạo ra tính năng mới chó học sinh áp dụng và tìm tòi những bài hát đã học.

- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học hát ở những tiết học âm nhạc sau.

- Học sinh hiểu bài và hát tốt hơn. Bên cạnh giúp các em hạn chế về chất giọng có thể chuyển sang bè tôt hơn.

- Kết quả các em đạt 100/100 học sinh yêu thích và hoàn thành trở lên đến hoàn thành tốt

Nhược điểm:

- Tuy nhiên còn 1 số ít học sinh thực hiện còn hạn chế do các em còn ngại về chất giọng của mình ở lứa tuổi phát triển.

  7. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Với các biện pháp mang lại hiệu quả và dễ tiếp cận có thể ứng dụng cho học sinh tất cả các khối lớp với nhiều hình thức phong phú. Tôi tin các biện pháp có thể thực hiện đối với tất cả các em học sinh ở các trường Tiểu học trong huyện Lai Vung.

8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, học sinh tham gia học tập môn Âm nhạc một cách hứng thú và hát hay. Các em mạnh dạn, tự tin, tích cực tương tác trong tiết học, các em ứng dụng một cách thành thạo linh hoạt và tìm ra những kiến thức mới trong bè âm của âm nhạc, về cao độ, trường độ, âm sắc…Việc áp dụng này trong tiết dạy âm nhạc giúp học sinh phát triển được phẩm chất năng lực. Năng lực chung và năng lực dặc thù của âm nhạc. Song song đó các phẩm chất yêu nước chăm chỉ cũng được dần dần phát triển.  Nhờ áp dụng các biện pháp trên mà chất lượng môn Âm nhạc của lớp 5.1 dần được nâng cao.

Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào thời điểm cuối học kỳ 1  năm 2024 – 2025 như sau :

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

 - Tích cực tham gia hát tốt

25/27

92,59%

 - Tham gia hoạt động nhóm tốt

25/27

92,59%

 - Tìm hiểu hát bè âm

23/27

81,18%

 - Cảm nhận, yêu thích bè âm  thông qua việc hát chung cả lớp

27/27

100 %

          9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);

          10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

  - Về phía giáo viên: cần luyện hát chuẩn, quan tâm giúp đỡ học sinh sửa  khi các em hát chưa đúng. Tận tình hướng dẫn giúp đỡ học sinh  khó khăn khi cần thiết trong giờ học cũng như ở nhà.

- Về phía học sinh: Tập trung lắng nghe khi giáo viên hát mẫu, tích cực tham gia học tập hát tốt, tham gia các hoạt động trò chơi thông qua hát dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Về phía cha mẹ học sinh: cần quan tâm, động viên các em trong học tập. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn tham gia nhận, đánh giá kỹ năng năng khiếu thông qua báo cáo hàng tháng và ở các phiếu gửi giữa kỳ và cuối kỳ trong năm học.

          11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;

- Kỹ năng hát của học sinh tiến bộ rất rõ.

- Học sinh rất hứng thú và tập trung trong các giờ học.

- Kết quả cuối năm của môn Âm nhạct: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.

- Cải thiện kỹ năng học hát giúp các em học tốt môn học.

          12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);      

          13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

.... ngày ... tháng... năm 2025
NGƯỜI NỘP ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

                                                                                        Phạm Lê Tiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
.