TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - CÔ TRẦN THỊ BÉ PHƯƠNG

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

                                       - Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2

 

          1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Trần Thị Bé Phương

 

10/06/1992

Trường

Tiểu học

thị trấn

Lai Vung 2

Giáo viên Tiểu học

 

 

Đại học Giáo dục Tiểu học

 

100%

 

 

 

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt góp phần phát triển năng lực, phẩm chất và tạo hứng thú cho học sinh lớp 2/3 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 năm học 2024 - 2025

3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/9/2024

6. Mô tả bản chất của sáng kiến

6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

a) Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tiểu học đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào chủ trương chuyển đổi số của ngành giáo dục. Là một giáo viên tiểu học đang thực hiện dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với môn Tiếng Việt.

Về thực tế giảng dạy ở lớp:

- Học sinh lớp tôi có năng lực giao tiếp, hợp tác khá tốt nhưng cứ đến hoạt động tìm hiểu bài của tiết đọc vẫn còn nhiều em chưa tích cực tương tác.

- Trong tiết Nói và Nghe của môn Tiếng Việt các em còn chưa tập trung vào các hoạt động chia sẻ, thảo luận, đóng vai nói lời đáp,…

- Khả năng tự học ở nhà của học sinh lớp tôi vẫn còn hạn chế.

Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Để tiết học thêm phần hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh tôi thường mượn các thiết bị sẵn có ở trường. Tuy nhiên do trường mới nên các thiết bị còn thiếu rất nhiều.

- Ngoài mượn thiết bị ở trường tôi còn tự in tranh ảnh minh hoạ hoặc sử dụng các đồ dùng tự làm.

Bước 2: Thiết kế Kế hoạch bài dạy và bài giảng điện tử

- Khi soạn Kế hoạch bài dạy tôi chú trọng đến yêu cầu cần đạt để phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh qua từng hoạt động học.

- Tải các bài giảng điện tử sẵn có ở violet, các hội nhóm trong zalo, ….

- Áp dụng trong tất cả các tiết trong môn Tiếng Việt như: đọc, viết, nói và nghe.

- Ứng dụng chèn video cho hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học.

- Sử dụng bộ kết nối để soi sửa bài cho học sinh.

Bước 3: Sử dụng phiếu bài tập

 Tôi thường chuẩn bị nội dung ôn tập của một tuần thiết kế dưới dạng phiếu bài tập. Học sinh khi làm phiếu sẽ ôn lại được các kiến thức trọng tâm của môn Tiếng Việt trong tuần. Ngoài ra, các em còn được mở rộng thêm vốn từ của mình, rèn luyện kỹ năng viết.

Bước 4: Phối hợp với cha mẹ học sinh

- Nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học ở nhà của học sinh tôi đã phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc theo dõi, đánh giá quá trình tự học, tự chuẩn bị ở nhà. Tôi thường dặn dò nội dung cần chuẩn bị của tiết học sau cho các em và không quên nhắn nội dung cần các em chuẩn bị trên nhóm zalo lớp để cha mẹ nắm, hỗ trợ.

- Ngoài ra, tôi còn phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc đánh giá việc tự học ở nhà của con em mình thông qua các nội dung cần chuẩn bị cho tiết học sau như: đọc trước bài ở nhà, xem nội dung cần chuẩn bị của tiết Đọc mở rộng,….

Khi thực hiện theo các bước trên một số học sinh lớp tôi hình thành và phát triển được một số năng lực và phẩm chất, các em có hứng thú hơn khi học môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó vẫn còn học sinh chưa tích cực tương tác trong hoạt động tìm hiểu bài của tiết đọc; vẫn còn học sinh chưa tập trung trong hoạt động nói và nghe của môn Tiếng Việt; Nhiều học sinh có năng lực tự học ở nhà còn hạn chế.

Với những thực trạng trên dẫn đến kết quả khảo sát môn Tiếng Việt vào giữa học kì 1 năm học 2024 – 2025 của học sinh lớp 2/3 chưa cao, cụ thể như sau:

 

Tổng số

học sinh

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

 

36

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

12

33,3%

20

55,6%

4

11,1%

b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Tất cả học sinh đều tham gia vào các hoạt động học của môn Tiếng Việt, một số em rất hăng hái và hào hứng khi học.

Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Học sinh còn chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động đóng vai của tiết Nói và nghe;

- Học sinh còn chưa tích cực tương tác trong hoạt động tìm hiểu nội dung bài;

- Tiết học chưa sinh động, hấp dẫn và chưa tạo được hứng thú với học sinh;

- Chưa được cha mẹ quan tâm, theo sát quá trình học;

Nguyên nhân dẫn đến tình hình

- Một số học sinh còn thụ động, ít chịu tư duy hay ngồi chờ câu trả lời từ bạn để học theo.

- Các em chưa biết cách thể hiện ngôn ngữ của bản thân sao cho phù hợp với tình huống, nói đáp lời khen, lời mời,…Vốn từ các em còn chưa phong phú, tâm lí lo sợ nói sai bị bạn cười, còn ngại đứng trước đám đông.

- Giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, chọn lọc các phần mềm dạy học để ứng dụng vào các tiết dạy nhằm tăng tính tương tác, kích thích sự tò mò, sáng tạo và hứng thú của học sinh.

- Một số cha mẹ học sinh chưa có thời gian hoặc chưa biết đến các sân chơi trực tuyến hay kho dữ liệu học tập phù hợp để hướng dẫn và đồng hành cùng con mình trong quá trình tự học. Bên cạnh đó, họ lo ngại các em còn nhỏ, tiếp xúc với công nghệ thông tin.

6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

a) Mục đích của giải pháp

Nhằm giúp các em học sinh phát triển một số năng lực, phẩm chất thông qua các hoạt động học và tạo hứng thú trong học tập môn Tiếng Việt.

b) Tính mới của giải pháp

Các giải pháp mới được áp dụng trong sáng kiến

b.1. Tạo hứng thú học tập với bài giảng điện tử sáng tạo

Nhằm tăng tính tương tác trong tiết học và tạo hứng thú cho học sinh khi học Tiếng Việt tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế những bài giảng điện tử sáng tạo.

Mở đầu tiết đọc tôi sẽ tạo hứng thú ban đầu bằng cách chèn video bài hát vào bài giảng. Học sinh tập trung xem video và trả lời câu hỏi, từ đó giúp tăng tính tương tác trong quá trình học tập.

 Bài đọc: Con lợn đất (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 53), tôi đặt câu hỏi định hướng trước khi cho các em xem video khởi động hát múa bài “Con heo đất”. Sau khi xem video các em sẽ trả lời: “Bài hát nói đến con vật gì?” Câu hỏi này giúp các em hào hứng tham gia. Tiếp theo tôi dẫn dắt vào hoạt động chia sẻ về con heo đất qua 2 câu hỏi: Bạn có nuôi heo đất không? Bạn nuôi heo đất để làm gì? Nhờ video và các câu hỏi gợi mở, học sinh có định hướng khi chia sẻ, hoạt động diễn ra tự nhiên hơn. Các em biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, nói đúng mục đích giao tiếp. Điều này góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác của học sinh.

 Ngoài sử dụng video tôi còn chèn hình ảnh trực quan để giải nghĩa từ nhằm giúp các em hiểu nghĩa và ghi nhớ hình ảnh đó để mở rộng thêm hiểu biết của bản thân.

Trong bài đọc: “ Người nặn tò he” để giải nghĩa từ: “tò he” tôi kết hợp vừa giải nghĩa từ “tò he” là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em làm từ bột hấp chín có nhuộm màu vừa cho học sinh xem tranh những chiếc tò he xinh xắn. Nhờ đó, các em nhận diện và ghi nhớ tốt hơn, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết.

Không chỉ dừng lại ở chèn video, hình ảnh, tôi còn sử dụng các các hiệu ứng trong PowerPoint để làm rõ yêu cầu bài tập, ghi nhớ nội dung bài và nhấn giọng phù hợp ở các từ gợi tả, gợi cảm,…

Cụ thể ở bài tập 3 (sách Tiếng Việt 2, tập 1 trang 28), tôi tạo hiệu ứng gạch dưới các từ hoặc cụm từ cần lưu ý trong yêu cầu bài: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật trong tranh. 

Tôi còn áp dụng hiệu ứng trong PowerPoint để hỗ trợ học thuộc lòng các khổ thơ tại lớp (xoá dần từ, cụm từ)

Trong bài “Đồ đạc trong nhà” yêu cầu học thuộc 6 dòng thơ. Nhờ hiệu ứng xoá dần từ với cụm từ mà học sinh tôi thuộc bài ngay tại lớp.

Tôi tận dụng các tính năng của PowerPoint để thiết kế trò chơi giúp học sinh tương tác tích cực hơn trong hoạt động tìm hiểu nội dung bài. Hiệu quả mà trò chơi mang lại giúp hoạt động tìm hiểu bài trở nên sôi nổi hơn. Các em mạnh dạn, tự tin, chủ động tiếp thu kiến thức thay vì thụ động chờ đợi câu trả lời.

 Khi dạy phần tìm hiểu nội dung bài “Cô chủ không biết quý tình bạn”, (sách Tiếng Việt 2, tập 1 trang 82, 83), thay vì đặt câu hỏi và trả lời theo cách truyền thống dễ khiến các em nhàm chán thì tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Xây dựng nông trại”. Trò chơi gồm 4 câu hỏi liên quan đến nội dung bài. Mỗi một câu trả lời đúng đã giúp ông chủ nuôi thêm một con vật cho nông trại. Câu 1 và 2 tôi cho các em chọn đáp án bằng cách xoay bảng hoa, 2 câu hỏi này học sinh lớp tôi phải chủ động suy nghĩ và tương tác trong bài học.

Khi thiết kế bài giảng điện tử, tôi nhận thấy rằng học sinh hứng thú, tập trung hơn. Nội dung bài học trở nên trực quan, dễ hiểu và dễ nhớ. Đồng thời tạo ra được sự tương tác từ phía học sinh, nhờ tập trung trong tiết học mà các em nhạy bén khi trả lời câu hỏi, các em tích cực thảo luận, mạnh dạn trao đổi, chia sẻ cùng bạn, tiết học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi và đạt hiệu quả hơn. Đó chính là các biểu hiện tích cực góp phần hình thành phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác ở các em.

b.2. Thiết kế phiếu bài tập sáng tạo: “ Đem sở thích vào mỗi bài học”

Mục đích của tôi khi thực hiện biện pháp này là giúp các em sáng tạo, cảm thấy thoải mái và thích thú hơn khi thực hiện các nội dung học tập của môn Tiếng Việt. Củng cố kiến thức về tìm từ, đặt câu, luyện viết, kỹ năng trả lời câu hỏi,…

Phiếu bài tập sáng tạo được tôi thiết kế là các hình ảnh được các em yêu thích như Labubu, Cappybara, IPhone, thiệp 20/10…

Tôi thường thiết kế phiếu bài tập này một tuần một phiếu, sở dĩ tôi không thiết kế phiếu bài tập này thường xuyên vì mục đích của tôi là mong muốn các em có thêm hứng thú, tập trung và sáng tạo khi làm bài tập. Khi giao phiếu tôi và học sinh đã cùng quy ước phải làm xong nội dung ở phiếu bài tập mới thực hiện tô màu theo sở thích. Nhờ có quy ước này mà các em rất tập trung làm bài và thời gian luôn được đảm bảo vì bạn nào cũng muốn mình có được những sản phẩm đẹp mắt, sáng tạo theo cách của riêng mình.

Việc kết hợp như vậy giúp học sinh vừa học vừa chơi mà không cảm thấy nhàm chán. Khi các em hoàn thành phiếu bài tập với sản phẩm đẹp mắt, điều này tạo cho các em cảm giác phấn khích và tự tin hơn. Sự say mê, thích thú khi thực hiện nhiệm vụ học tập đã và đang góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ ở mỗi học sinh.

b.3.  Chuyển hình ảnh sách giáo khoa thành video

Nhằm giúp học sinh tập trung trao đổi, chia sẻ một cách mạnh dạn, tự tin,  đặc biệt trong tiết Nói và Nghe. Trong tiết Nói và Nghe thay vì các em nhìn hình ảnh sách giáo khoa để đóng vai, nói đáp lời chào, lời cảm ơn,…thì khi xem video chuyển từ tranh ảnh sách giáo khoa sẽ giúp các em định hướng được các hoạt động của nhân vật mình đóng vai, trong quá trình xem video các em sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ từ đó các em chủ động suy nghĩ để tìm ra cách nói lời đáp sao cho phù hợp với tình huống một cách tự nhiên nhất.

Bài 5. Nói và nghe (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 136) yêu cầu của bài là: Đóng vai để nói lời chào phù hợp trong trường hợp cô và các bạn đến chúc mừng sinh nhật em.

Khi xem video được chuyển từ hình ảnh trong sách các em sẽ tư duy và tìm ra những lời đáp phù hợp như:

Em cảm ơn cô và các bạn.

Em thấy hạnh phúc quá!

Em cảm ơn cô ạ!

Mình cảm ơn các bạn.

Ngoài ứng dụng trong tiết Nói và Nghe tôi còn chuyển hình ảnh sách giáo khoa cho một số bài tìm từ ngữ chỉ hoạt động. Nhờ vào video được chuyển từ hình ảnh sách giáo khoa mà học sinh của tôi tìm từ chỉ hoạt động rất nhanh và chính xác, các em còn khắc sâu kiến thức về từ chỉ hoạt động không còn nhầm lẫn với từ chỉ sự vật hay từ chỉ đặc điểm.

 Bài tập 3 (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 28). Tìm từ chỉ hoạt động của người, con vật trong tranh. Từ video được chuyển từ tranh sách giáo khoa tôi còn chèn thêm âm thanh cho đoạn video sinh động, học sinh sẽ phát hiện ra ngay các từ chỉ hoạt động hoạt động như: sửa gâu gâu, cuốc đất, tưới cây,…

Ngoài áp dụng biện pháp này trong môn Tiếng Việt thì tôi còn áp dụng một cách hiệu quả trong môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội và Hoạt động trải nghiệm.

Việc chuyển hình ảnh sách giáo khoa thành video giúp học sinh tôi có định hướng khi đóng vai, phối hợp hiệu quả cùng bạn khi làm việc nhóm, biết lựa chọn để sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống cụ thể, vốn từ các em cũng dần phong phú. Các biểu hiện tích cực đó đã giúp các em phát triển được năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia các hoạt động học tập.

b.4.  Khai thác tài nguyên sẵn có ở hanhtrangso.nxbgd.vn

Các tài nguyên trên hanhtrangso.nxbgd.vn không chỉ để xem nội dung sách mà còn tận dụng nhiều tài nguyên hữu ích khác nữa phục vụ cho giảng dạy. Giáo viên hay có thói quen chỉ lên hanhtrangso.nxbgd.vn để xem nội dung sách khi không mang theo chứ chưa biết đến cũng như chưa tận dụng triệt để tải tài nguyên về để phục vụ cho giảng dạy đạt hiệu quả hơn.

Với nguồn tài nguyên đa dạng mà hanhtrangso mang lại như các video của bài đọc, giọng đọc mẫu rõ ràng, hình ảnh rõ nét hỗ trợ thiết kế bài giảng, video hướng dẫn trong tiết viết, tranh minh họa cho phần giải nghĩa từ.

Hiệu quả mang lại khi tôi khai thác các tài nguyên sẵn có trên hanhtrangso.nxbgd.vn là học sinh tập trung hơn trong giờ học, rèn phát âm chính xác; hỗ trợ đọc phân vai, tăng hiệu quả luyện đọc cùng bạn; giáo viên tiết kiệm thời gian, phát huy tối đa hiệu quả mà công nghệ thông tin mang lại trong giáo dục.

b.5.  Các biện pháp khác

Nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học khi ở nhà cũng như sự đồng hành từ phía cha mẹ học sinh trong hành trình giáo dục, giúp học sinh tiếp xúc với các thiết bị công nghệ một cách lành mạnh. Ngay từ buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi đã giới thiệu đến học sinh và cha mẹ học sinh các cuộc thi, sân chơi trí tuệ qua mạng và kho dữ liệu qua mạng như:

Tham gia giao lưu các cuộc thi, sân chơi trí tuệ qua mạng như Trạng Nguyên Tiếng Việt.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, giáo viên sẽ giới thiệu rộng rãi đến cha mẹ học sinh và học sinh về lợi ích khi tham gia. Học sinh đăng ký tài khoản, trải qua 19 vòng thi (Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình) với nội dung bám sát chương trình và mở rộng kiến thức.

 Lợi ích đem lại: Kết quả của bài làm được chấm ngay lập tức; giúp cha mẹ học sinh học sinh theo dõi tiến độ học tập nhanh chóng; giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn kỹ năng trả lời câu hỏi và tư duy chủ động; củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt một cách thành thạo; ghi nhớ sâu hơn và học tập hiệu quả hơn.

Khi tham gia các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ qua mạng vậy giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập hiệu quả, góp phần hình thành và phát huy năng lực tự học ở nhà, tạo động lực cho cả học sinh và cha mẹ học sinh thích nghi với chủ trương chuyển đổi số quốc gia.

Tham gia Hệ sinh thái trên học liệu số

Mục tiêu đặt ra cho biện pháp này là tôi muốn giới thiệu rộng rãi đến cha mẹ học sinh, học sinh về những lợi ích mà Hoclieu.vn mang lại. Ngay từ buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi đã phổ biến và xin ý kiến cha mẹ học sinh về việc tham gia Hệ sinh thái học liệu số (Hoclieu.vn), tất cả các cha mẹ học sinh đều đồng ý đồng hành cùng con trong quá trình tham gia Hoclieu.vn.

 Cách thực hiện: Tạo tài khoản cho từng học sinh, hướng dẫn cha mẹ học sinh sử dụng để tạo lớp học thuận tiện cho việc quản lí lớp học; Giáo viên sẽ giao bài vào chiều thứ sáu để học sinh củng cố lại nội dung học của tuần với sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh.

Hiệu quả mà biện pháp mang lại góp phần phát triển năng lực tự học của học sinh.cha mẹ học sinh có thể theo dõi và đánh giá, theo sát việc học của con.

c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:

Ưu điểm của giải pháp mới

- Góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển một số năng lực như: giao tiếp, hợp tác, tự học; phát triển được phẩm chất chăm chỉ, yêu nước thông qua các nội dung bài học mà học sinh được liên hệ.

- Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà giáo viên tiết kiệm thời gian khi thiết kế bài giảng điện tử sáng tạo, phiếu bài tập sáng tạo.

- Học sinh tập trung hơn trong giờ học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng bài.

- Cha mẹ học sinh biết được các kho dữ liêu học tập và dành nhiều thời gian cùng con em tham gia.

- Kết quả cuối năm môn Tiếng Việt 100% học sinh lớp đạt mức Hoàn thành trở lên.

Nhược điểm của giải pháp mới

Không còn học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn còn một vài em hiếu động đôi khi chưa tập trung và chưa tích cực tham gia tất cả các hoạt động học.

7. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Với các biện pháp mang lại hiệu quả và dễ tiếp cận có thể ứng dụng cho học sinh tất cả các khối lớp với nhiều hình thức phong phú. Tôi tin các biện pháp có thể thực hiện đối với tất cả các em học sinh ở các trường Tiểu học trong huyện Lai Vung.

8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, học sinh tham gia học tập môn Tiếng Việt một cách hứng thú và sôi nổi. Các em mạnh dạn, tự tin, tích cực tương tác trong tiết học, vốn từ dần phong phú nên hoạt động chia sẻ, thảo luận, đóng vai đạt hiệu quả cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt đã góp phần giúp học sinh phát triển một số năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự học khi tham gia các hoạt động học tập. Song song với đó phẩm chất yêu nước, chăm chỉ cũng dần được phát triển. Nhờ áp dụng các biện pháp trên mà chất lượng  môn Tiếng Việt của học sinh lớp 2/3 được nâng cao.

Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào thời điểm cuối học kì I năm học 2024 – 2025 như sau :

Tổng số

Học sinh

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

 

36

Số lượng

Tỉ lệ   

Số lượng

Tỉ lệ   

Số lượng

Tỉ lệ   

22

61,1%

14

38,9%

0

0

Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rất vui vì đã giúp các em tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học.

9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);

10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

- Về phía giáo viên: Cần dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi, ứng dụng các phần mềm dạy học hiệu quả vào bài giảng nhằm tạo hứng thú cho học sinh; Cần hiểu học sinh và nắm được nhu cầu, sở thích của các em để đưa các nội dung học tập vừa học vừa chơi phù hợp.

- Về phía học sinh: Tập trung tham gia các hoạt động học tập, tích cực tương tác trong giờ học. Mạnh dạn, tự tin trao đổi, chia sẻ với bạn, với thầy cô, người thân.

- Về phía cha mẹ học sinh: cần quan tâm, động viên các em trong học tập. Hỗ trợ con em tham gia các sân chơi, cuộc thi trí tuệ qua mạng hay các kho dữ liệu học tập tiện ích do giáo viên giới thiệu.

11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;

- Hình thành và phát triển một số năng lực giao tiếp, hợp tác và phẩm chất chăm chỉ thông qua quá trình tham gia các hoạt động học tập.

- Học sinh rất hứng thú và tập trung trong giờ học Tiếng Việt.

- Kết quả cuối năm của môn Tiếng Việt: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.

- Học sinh tích cực tương tác trong hoạt động tìm hiểu bài của tiết đọc; tập trung đóng vai, xử lí tình huống trong tiết Nói và Nghe; Ngoài ra, còn giúp các em có thói quen mạnh dạn, tự tin thể hiện mình không chỉ ở môn Tiếng Việt mà còn ở tất cả các môn học khác.

12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);

13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Lai Vung, ngày 3  tháng 2  năm 2025

                                                                     NGƯỜI NỘP ĐƠN         

 

 

                                                                                        Trần Thị Bé Phương        

 

Các tin khác
.