CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - UBND huyện Lai Vung
- Chủ tịch UBND huyện Lai Vung
TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) |
1
|
Nguyễn Thị Ngọc Ngon |
17/06/1996 |
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 |
Giáo viên tiểu học |
Đại học Giáo dục tiểu học
|
100%
|
2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3/3 thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point.
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:01/10/2023
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
a) Tình trạng trước khi thực hiện những giải pháp mới
Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến: Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy để giúp học sinh nâng cao hứng thú trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khởi động để dẫn dắt học sinh vào bài mới
Dựa vào nội dung của bài học mà tôi tổ chức nhiều hình thức khởi động khác nhau để dễ dẫn dắt học sinh vào bài học mới. Một vài hình thức mà tôi đã thực hiện như: Xem tranh, ảnh, video clip liên quan đến bài mới, kiểm tra bài cũ, chơi trò chơi, múa, hát tập thể….
Bước 2: Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới
Cũng như hoạt động mở đầu, hoạt động hình thành kiến thức mới tôi cũng áp dụng nhiều hình thức sao cho phù hợp với nội dung bài: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học hỏi – đáp, phương pháp dạy thuyết trình, phương pháp thảo luận nhanh,…
Bước 3: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, liên hệ bản thân thông qua hoạt động thực hành, luyện tập và vận dụng
Sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài học, dựa vào các bài tập ở sách giáo khoa giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu của bài học.
Bước 3: Củng cố kiến thức bài bằng hệ thống các câu hỏi
Dựa vào nội dung bài học tôi đưa ra các câu hỏi nhằm hệ thống lại kiến thức bài học qua nhiều hình thức nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Khi thực hiện theo các bước trên, tôi nhận thấy học sinh có nắm được kiến thức bài học, học sinh vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết và xử lí tình huống, biết áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên còn nhiều học sinh chưa hứng thú trong tiết học, mất tập trung, chưa tích cực phát biểu xây dựng bài, các em làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng trong giờ học. Dẫn đến việc lĩnh hội kiến thức của các em còn bị hạn chế
Thông qua khảo sát mức độ hứng thú với môn Tự nhiên và Xã hội cuối tháng 9 năm 2023, tôi đã phân loại học sinh như sau:
TSHS: 23 |
Rất hứng thú |
Hứng thú |
Chưa hứng thú |
Cuối tháng 9 |
6 em ( 26,08%) |
6 em ( 26,08%) |
11 em (47,84%) |
b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
Ưu điểm:
- Học sinh có thể nắm được kiến thức cơ bản để hoàn thành yêu cầu của bài học.
Ít tốn thời gian chuẩn bị tiết dạy.
Khuyết điểm:
- Một số học sinh còn lười học chưa thích thú học môn Tự nhiên và Xã hội.
- Chưa thu hút được sự chú ý và hứng thú cho học sinh
- Học sinh khó khắc sâu được kiến thức.
- Chưa phát huy được năng lực của học sinh
- Học sinh không tập trung dẫn đến việc chưa giải quyết, xử lí được các vấn đề của bài học cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Nguyên nhân:
- Hầu hết trò chơi chỉ được tổ chức trong những tiết dự giờ, thao giảng. Vì vậy mà giờ học Tự nhiên và Xã hội còn trầm, học sinh còn thụ động trong học tập, các em không cảm thấy hứng thú
- Hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên ít phát huy tính tích cực của học sinh.
- Nội dung, hình ảnh trực quan của giáo viên chưa sinh động, chưa lôi cuốn học sinh.
- Giáo viên chưa cá thể hóa tốt học sinh
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp:
Giúp học sinh tăng hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội để các em tập trung và tích cực hơn trong giờ học. Giúp các em cảm thấy vui vẻ, hấp dẫn hơn ở những tiết học này từ đó các em sẽ dễ dàng khắc sâu kiến thức. Chẳng những thế, còn giúp học sinh linh động, nhạy bén khi giải quyết các vấn đề, các tình huống trong bài học từ đó các em sẽ biết áp dụng một cách thành thạo những nội dung đã học vào thực tế, dần dần học sinh còn được phát triển kĩ năng sống tốt hơn.
b) Tính mới của giải pháp:
Việc đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội là việc mà nhiều giáo viên ở nhiều nơi đã thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp này được bản thân tôi đúc kết lại sau thời gian giảng dạy và xây dựng trên cơ sở tìm ra kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng vào việc rèn cho học sinh sự tập trung và hứng thú, giảm bớt khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức là điểm mới mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả trong biện pháp này.
Các biện pháp được thực hiện trong sáng kiến như sau:
Biện pháp 1: Thiết kế trò chơi có thể cá thể hóa học sinh.
Một tiết học thật sự thành công khi tất cả học sinh đều tham gia vào quá trình học tập. Một lớp học sẽ có nhiều dạng học sinh, ví dụ như: năng động, thụ động, nhạy bén, chậm, nhút nhát, nghiêm túc, chưa nghiêm túc,….vì vậy để cá thể hóa từng học sinh thì điều đó cũng không phải dễ dàng. Cho nên việc thiết kế một trò chơi có thể bao quát hết học sinh là hết sức cần thiết.
Ví dụ: Trò chơi 1: Khởi động “ Gọi tên ai”
Đây là loại trò chơi dùng để kiểm tra bài cũ, thông qua trò chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sở trò chơi để gây hứng thú cho các em đồng thời tạo được tâm thế chuẩn bị của tất cả học sinh trong lớp
- Cách làm :Tại Slide kiểm tra bài cũ tôi tạo 23 ô vuông và đánh tên 23 học sinh của lớp 3/3. Tôi liên kết các câu hỏi kiểm tra bài cũ từ slide khác với các câu hỏi để hỏi học sinh (thông thường tôi sử dụng 2 câu hỏi trong mỗi bài dạy. Tên học sinh có thể tôi chọn trước nhưng giữ bí bật để tạo sự hồi hộp, hấp dẫn và tập trung của học sinh). Tiếp theo tôi tạo hiệu ứng để khi tôi thông báo trò chơi bắt đầu và gõ phím Enter thì máy tính bắt đầu chạy từ em thứ nhất đến em cuối cùng, sau đó máy tính dừng lại một em, tôi bấm vào ô có tên em đó và mời học sinh có tên lên trả lời câu hỏi và đánh giá kết quả học bài ở nhà của học sinh đó. Tiếp theo tôi lại thông báo và bấm máy lần 2 và máy tính bắt đầu chạy, khi dừng ở em nào nổi màu đỏ thì em đó sẽ là người trả lời câu hỏi tiếp theo.
- Hình thức tổ chức: Bắt đầu nội dung bài học tôi kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách tổ chức trò chơi “Khởi động”. Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến hành trình chiếu và bấm máy để học sinh quan sát và chờ xem máy tính sẽ gọi tên ai trả lời. Khi máy tính dừng lại sẽ xuất hiện tên một học sinh, tôi mời em đó đứng dậy trả lời và nhận xét. Tương tự em thứ hai cũng thực hiện cách chơi như vậy.
Tuy trò chơi này giáo viên có thể ngấm ngầm sắp xếp tên học sinh trả lời bài cũ nhưng với học sinh thì hoàn toàn bất ngờ. Vì vậy các em sẽ học bài cả lớp vì sợ máy tính chạy đến tên mình,…
Ví dụ khi dạy bài trình chiếu bằng giáo án điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: “ Lá, thân, rễ của thực vật ” tôi đã tiến hành kiểm tra bài cũ 2 câu bằng trò chơi như sau:
Câu 1: Rễ cây có mấy loại rễ chính?
Đáp án: A. 2 B. 3 C. 4
Câu 2: Chức năng của rễ cây ?
Đáp án:
A. Hút nước và các chất khoáng có trong đất để nuôi cây.
B. Giúp cây bám chặt vào đất.
C. Hút nước và các chất khoáng có trong đất để nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất.
Biện pháp 2: Thiết kế các trò chơi sinh động, hấp dẫn để tạo hứng thú cho học sinh.
- Muốn học sinh tập trung và hứng thú thì trước tiên giáo viên phải gây được sự chú ý, tạo được sự phấn khởi cho học sinh không chỉ ngay từ đầu mà phải xuyên suốt cả tiết học, bằng cách thiết kế các trò chơi hấp dẫn và sinh động thì sẽ phần nào sẽ thực hiện được điều đó.
Ví dụ: Trò chơi 2: Ong non tìm mật ( Luyện tập )
Đây là loại trò chơi dùng để luyện tập các kiến thức đã học thông qua trò chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sở trò chơi để gây hứng thú cho các em. Cách làm như sau:
- Cách làm :Tại Slide tôi tạo slide thiết kế gồm chú ong và các cây hoa Tiếp theo tôi tạo hiệu ứng câu hỏi và các bông hoa có đáp án đúng sai. Tôi tạo hiệu ứng đáp án đúng thì chú ong sẽ bay và đậu vào bông hoa đó.
- Hình thức tổ chức: Tôi tổ chức trò chơi “Ong non tìm mật” như sau: Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến hành trình chiếu và cho xuất hiện chú ong bay và bông hoa, học sinh thảo luận nhóm bốn để tìm ra bông hoa có đáp án chú ong tìm đến. Tôi bấm vào bông hoa đó để xem kết quả. Nếu đúng thì chú ong sẽ bay về bông hoa đó. Cứ như vậy tôi cho học sinh chơi hết trò chơi và tuyên dương cả lớp.
Ví dụ khi dạy bài “ Lã, thân, rễ của thực vật”, tôi đã sử dụng trò chơi với các bài tập như sau:
Các chú ong và bông hoa có đáp án đúng
Câu 1: Cấu tạo của thân cây ?
Bông hoa có đáp án đúng : Thân gỗ, thân thảo
Câu 2: Chức năng của thân cây?
Bông hoa có đáp án đúng : Vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây
Câu 3: Một số cây có thân mọc….., leo,…. .
Bông hoa có đáp án đúng : đứng, bò.
Câu 4: Nêu những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống con người và động vật ?
Bông hoa có đáp án đúng : Thức ăn, cho gỗ, cho nhựa.
Biện pháp 3: Thiết kế các trò chơi phát huy tính tích cực và năng lực của học sinh:
Những trò chơi với hình thức thi đua cá nhân sẽ rèn luyện khả năng tự lập cho học sinh, giúp học sinh phát huy được khả năng của bản thân mình.
Trò chơi 3: Chiếc hộp bí mật. ( Trò chơi củng cố kiến thức )
Đây cũng là trò chơi dùng để củng cố bài học sau khi hoàn thành nội dung bài. Nhưng là một loại trò chơi phức tạp hơn có nhiều câu hỏi hơn và thường được dùng vào một số bài dạy có tính chất ôn tập, hoặc những nội dung cho học sinh tìm hiểu và phát triển phẩm chất năng lực.
- Cách làm: Tôi tạo 3 chiếc hộp . Mỗi ô chiếc hộp sẽ liên kết với các slide chứa câu hỏi cần củng cố.
- Hình thức tổ chức: Cách chơi theo hình thức thi đua cá nhân, học sinh tham gia chơi. Học sinh nào nhanh nhẹn sẽ được chọn bất kì chiếc hộp, trả lời đúng được nhận thưởng, trả lời sai thì em khác cướp câu trả lời và nhận thưởng thay.
Ví dụ: Ở phần củng cố kiến thức bài “ Cơ quan tiêu hóa”, tôi đã làm 3 câu hỏi tương ứng với ba chiếc hộp như sau:
Câu 1: Cơ quan tiêu hóa gồm hai phần chính là ống tiêu hóa, dạ dày và các tuyến tiêu hóa?
- Đúng
- Sai
Câu 2: Ống tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn?
- Đúng
- Sai
Câu 3: Các tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, gan, mật và tuyến tụy?
- Đúng
- Sai
Biện pháp 4: Giải pháp khác
- Trong giờ học tôi luôn theo sát các em ở từng hoạt động, tuyên dương những em tích cực, khích lệ những em học sinh chậm đã có tiến bộ.
- Tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho học sinh bằng thái độ nhẹ nhàng, vui tươi trong quá trình dạy.
- Thường xuyên mời những bạn không tập trung trong tiết học phát biểu xây dựng bài.
c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
Ưu điểm:
- Học sinh thích thú và tích cực học môn Tự nhiên và Xã hội hơn
- Chất lượng học sinh tiếp thu nội dung và khắc sâu kiến thức có tiến bộ rõ rệt
- Một số biện pháp có thể thực hiện không chỉ riêng trong môn Tự nhiên và Xã hội mà còn thực hiện được trong các môn khác để tăng hứng thú học tập cho học sinh.
- Biện pháp này dễ dàng sử dụng và thực hiện được xuyên suốt trong một thời gian dài.
- Vân dụng được linh hoạt cho các khối lớp tiểu học.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi giáo viên có thời gian nghiêm cứu để áp dụng trò chơi phù hợp với học sinh của lớp.
- Giáo viên cần tìm tòi và cần thời gian thiết kế và chế tạo đồ dùng sử dụng cho trò chơi.
7. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra; có thể áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.
Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy khi vận dụng các biện pháp nêu trên, người dạy và người học làm việc rất nhẹ nhàng, không khí lớp học luôn sôi nổi, học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Hiệu quả mang lại rất khả quan. Tôi thiết nghĩ, sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh lớp 3 và còn có khả năng vận dụng một cách linh hoạt cho các khối lớp tiểu học.
8. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Với việc áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy học sinh lớp mình đã có tiến bộ rõ rệt. Bước đầu giúp các em thích thú với giờ học Tự nhiên và Xã hội, từ đó giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và cảm thấy yêu thích học môn Tự nhiên và Xã hội hơn
Mức độ hứng thú với môn Tự nhiên và Xã hội có tiến bộ rõ rệt được biểu hiện rõ qua bảng số liệu sau:
TSHS: 23 |
Rất hứng thú |
Hứng thú |
Chưa hứng thú |
Cuối tháng 9 |
6 em ( 26,08%) |
6 em ( 26,08%) |
11 em (47,84%) |
Cuối học kì I |
19 em ( 82,60%) |
3 em ( 13,06 %) |
1 em ( 4,34 %) |
9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Cần chuẩn bị kĩ các đồ dùng dạy học cần thiết: Tivi, máy vi tính, bông hoa xoay đáp án, bảng, phấn, hộp giấy, bút lông, …
- Thiết kế đa dạng trò chơi, hình thức chơi phong phú.
- Không gian phòng học để thực hiện các trò chơi.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;
- Học sinh hứng thú, tập trung và tích cực hơn trong tiết học môn Tự nhiên và Xã hội.
- Không khí lớp học luôn thoải mái, vui vẻ.
- Kết quả cuối học kì 1 của môn Tự nhiên và Xã hội: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Lai vung, ngày 04 tháng 4 năm 2024
NGƯỜI NỘP ĐƠN
Nguyễn Thị Ngọc Ngon