TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - CÔ NGUYỄN HUY SANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẶN SÁNG KIẾN

Kính gửi: - UBND huyện Lai Vung

                                                    - Chủ tịch UBND huyện Lai Vung

            1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Nguyễn Huy Sang

17/01/1993

Trường Tiểu học thị trấn   Lai Vung 2

Giáo viên tiểu học

Đại học Giáo dục tiểu học

 

100%

 

 

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tạo hứng thú học Toán thông qua một số trò chơi giúp nâng cao chất lượng cho học sinh lớp Ba/2 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 năm học 2023 - 2024

   3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo

            5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 04/09/2023

            6. Mô tả bản chất của sáng kiến:

            6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

a) Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại (thường làm) trước khi thực hiện những giải pháp mới (mô tả chi tiết các bước/qui trình thực hiện nhiệm vụ).

Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy để các em làm được các dạng toán theo yêu cầu của bài học tôi đã thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới

Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới của bài. Ở các dạng toán khác nhau sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức bằng các phương pháp khác nhau sao cho phù hợp với bài học như: phương pháp dạy học theo nhóm,  phương pháp dạy học hỏi – đáp, phương pháp dạy thuyết trình, phương pháp thảo luận nhanh,…

 

Bước 2: Tổ chức cho học sinh làm bài tập qua hoạt động thực hành, luyện tập và vận dụng

Sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài học, dựa vào các bài tập ở sách giáo khoa giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh hoàn thành các bài tập.

Bước 3: Củng cố kiến thức bài bằng hệ thống các câu hỏi

Dựa vào nội dung bài học giáo viên đưa ra các câu hỏi nhằm hệ thống lại kiến thức bài học.

Khi thực hiện theo các bước trên, tôi nhận thấy đa số học sinh đều nắm được kiến thức bài học, nhiều bạn vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải nhanh và đúng các bài tập.

Tuy nhiên còn nhiều học sinh chưa hứng thú trong tiết học, mất tập trung, các em làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng trong giờ học. Dẫn đến khi làm bài học sinh tính toán chưa nhanh và hay nhằm lẫn nên kết quả chưa chính xác. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

Thông qua khảo sát mức độ hứng thú với môn toán cuối tháng 9 năm 2023, tôi đã phân loại học sinh như sau:

TSHS: 28

Rất hứng thú

Hứng thú

Chưa hứng thú

Cuối tháng 9

10 em (35,71%)

14 em (50%)

4 em (14,29%)

 

   b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng:

- Tôi có thể truyền tải được kiến thức môn học để học sinh hoàn thành đúng bài tập trong thời gian đã định.

- Học sinh nắm được quy tắc, các bước thực hiện các dạng bài tập khác nhau.

Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh;

- Phương pháp trên giáo viên chủ yếu chỉ truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh, chưa phát huy được tính chủ động tích cực cho học sinh;

- Chất lượng học sinh làm bài tập có độ chính xác chưa cao;

- Một số học sinh lười học, mất tập trung nên chưa hoàn thành hết bài tập của bài.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình

- Sự tập trung ở trẻ trong giai đoạn Tiểu học chưa cao.

- Một số học sinh chậm nhớ, chống quên nên không thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia dẫn đến mất nhiều thời gian để làm bài.

- Một số học sinh chưa có ý thức học tập tốt, trong lúc tính toán không tập trung dẫn đến kết quả chưa chính xác.

- Hình thức, phương pháp dạy của giáo viên ít phát huy tính tích cực.

- Do hạn chế về thời gian nên còn e ngại trong việc tổ chức các trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh.

          6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

            a) Mục đích của giải pháp:

Nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng toán học cơ bản như phép cộng, phép trừ,  phép nhân, phép chia và logic. Củng cố kiến thức, kĩ năng tính toán ở tất cả các dạng toán đã học. Luyện phản xạ nhanh ở các em. Khuyến khích sự hợp tác, tư duy, sự sáng tạo và tư duy tích cực trong giải quyết các bài toán toán học. Tạo niềm vui và sự hứng thú trong học toán, giúp học sinh vừa học vừa chơi trong quá trình học tập. Tạo ra một trải nghiệm học toán thú vị và hấp dẫn.

            b) Tính mới của giải pháp (đối với giải pháp mới hoàn toàn) hoặc những điểm khác biệt, tỉnh mới của các giải pháp so với các giải pháp đã biết (đối với các giải pháp có sự cải tiến đối với các giải pháp đã có).

   Trò chơi 1: Cuộc đua số học / Thám Tử Số Học/ Phiêu Lưu Toán Học

Chuẩn bị: Bảng, giấy bút, thẻ bài có ghi các câu hỏi và bài toán toán học.

Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3-4 học sinh. Mỗi nhóm sẽ hóa thân thành một đội thám tử/ nhà thám hiểm và phải giải quyết các câu đố.

a. Mỗi lượt, một nhóm sẽ chọn một thẻ bài từ bộ thẻ và đọc câu hỏi hoặc bài toán trên đó. b. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và tìm ra câu trả lời và ghi vào bảng hoặc giấy.

c. Nếu câu trả lời đúng, nhóm sẽ nhận được điểm và tiếp tục lượt chơi tiếp theo.

Biến Thể:

Thêm các yếu tố thú vị như bản đồ bí mật, các quái vật toán học, các nhiệm vụ bí mật, hình vẽ hoặc trang trí hay thời gian giới hạn cho mỗi câu hỏi hoặc bài toán để tăng thêm sự hấp dẫn và thách thức. Sử dụng đồ họa và hiệu ứng âm thanh để tạo ra một không gian phiêu lưu sống động.

Sử dụng các loại bài toán đa dạng như về tiền tệ, đo lường hoặc hình học để mở rộng kiến thức và kỹ năng của học sinh.

 Trò chơi 2: Chiếc hộp may mắn

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một hộp giấy bên trong có các mảnh giấy ghi sẵn nội dung, yêu cầu học sinh thực hiện.

Cách chơi:

Học sinh chuyển hộp giấy lần lượt cho nhau theo bàn ngang, vừa chuyển, vừa hát theo nhạc. Khi nhạc dừng thì học sinh đang cầm hộp sẽ mở hộp và đọc một yêu cầu của bất kì trong mảnh giấy mà em lấy được.

Khi chơi trò này, học sinh sẽ được nghe và hát theo những bài hát mình yêu thích. Nếu như chiếc hộp đến tay mà nhạc dừng các em rất hào hứng và tò mò bên trong chiếc hộp là yêu cầu gì dành cho mình. Và khi các em trả lời đúng yêu cầu học sinh rất vui.

Trò chơi 3: Truyền điện

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.

Cách chơi: HS ngồi tại chỗ. Giáo viên hô bắt đầu từ 1 HS bất kì. Ví dụ HS A nói: “35” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này HS B phải nói tiếp, ví dụ “chia 5”  rồi chỉ nhanh vào HS C bất kỳ. HS: C phải nói tiếp “bằng 7”. Nếu C nói đúng thì tiếp tục nói ra 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Tiếp tục như thế, nếu bạn nào nói chưa đúng thì có hình phạt nhỏ.

Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui vẻ, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.

 Trò chơi 4: Vượt chướng ngại vật

Chuẩn bị: slide PowerPoint, bông hoa xoay đáp án.

Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên trình chiếu slide. Giáo viên chiếu lần lượt các câu hỏi. HS trả lời bằng cách chọn các đáp án trắc nghiệm A, B, C hoặc trắc nghiệm đúng sai. GV tuyên dương khi HS có câu trả lời đúng.

Trò chơi này có thể áp dụng được vào tất cả các dạng toán khác nhau.

Trò chơi này GV có thể thay đổi nhiều hình thức chơi như vượt chướng ngại vật để đến đích, tùy vào thiết kế PowerPoint của GV. Thay đổi cách thức chơi sẽ gây được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng và mới lạ trong giờ học cho các em.

Trò chơi 5: Bingo

Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị một bảng Bingo (bảng con) có ghi sẵn các số và phấn.

Cách chơi: GV lần lượt nêu và ghi các phép tính. Học sinh nhẩm kết quả rồi chéo vào các ô có kết quả tương ứng. HS có các ô cùng hàng được chéo thì hô: Bingo. (Cả lớp cùng nhau kiểm tra kết quả)

Ở trò chơi này học sinh sẽ có được cảm xúc hồi hộp, xen lẫn mong chờ để mình được hô lên BINGO và là người dành chiến thắng.

Trò chơi 6: Ong đi tìm nhụy

Chuẩn bị: 10 bông hoa, trên mỗi hoa ghi các số, mặt sau gắn nam châm. 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.

Cách chơi:

GV chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng 5 bông hoa bên dưới và 5 chú Ong bên trên, không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.

Cô có 5 bông hoa trên những hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?

GV cho cả lớp 2 phút suy nghĩ hoặc làm vào nháp.

Lớp chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS

2 đội xếp thành 2 hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính trên chú ong với các số thích hợp ở mỗi bông hoa. Bạn thứ nhất ghép xong phép tính đầu tiên, trở về hàng bạn thứ 2 lên ghép, cứ như vậy cho đến khi ghép hết các phép tính. Đội nào ghép đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

Trò chơi 7: Vườn toán học

Chuẩn bị: chậu họa hoặc cây xanh của lớp, mẫu giấy ghi các yêu cầu hoặc bài tập toán học.

Cách chơi:

Hằng tuần giáo viên sẽ treo các bài tập vào các bông hoa hoặc cây xanh của góc lớp. Các bài toán sẽ có độ khó, tùy vào khả năng học sinh của lớp. Học sinh sẽ chọn các bài tập bất kì trên bông hoa rồi giải vào giấy. Học sinh có thể giải toán cá nhân hay theo nhóm tùy thích. Vào tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần các bạn mang bài tập mình giải cho giáo viên. Bạn nào giải đúng có tính sáng tạo trong cách làm sẽ được ghi tên mình vào gốc Thiên tài toán học.

Trò chơi không cần chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ phức tạp nhưng hiệu quả mang lại rất khả quan. Tạo nên động lực, tính hứng thú tìm tòi và học hỏi cho học sinh. Bên cạnh đó các em bước đầu biết tự nghiêm cứu và chiếm lĩnh kiến thức mới. Và nhất là khi tên mình hay nhóm mình được đính ở góc lớp các em sẽ thấy tự hào và vui vẻ. Từ đó lại càng thích thú tìm hiểu về môn toán hơn nữa.

Trò chơi 8: Đố bạn

Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình. Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho đội mình.

Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm (cũng có thể thi đua cặp đôi). Đại diện 2 nhóm oản tù tì xem bên nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu (Đố bạn, đố bạn) tên một phép nhân, chia hay một phép tính cộng trừ các số tròn chục, tròn trăm đã học. Nhóm thứ hai (Đố gì đố gì?) trả lời kết quả.

Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tương tự sau khoảng 5 phút thì dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

Khi chơi học sinh được đố bạn, được trả lời, được tuyên dương khi trả lời đúng, hay khi chia nhóm thi đua, nhóm giành chiến thắng thì học sinh vô cùng thích thú. Trò chơi này lại tổ chức rất dễ vì không cần dụng cụ, hay1 đồ dùng nào.

            c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:

+ Ưu điểm của giải pháp mới:

- Khắc sâu kiến thức cho học sinh;

- Phát huy được tính chủ động tích cực cho học sinh; từ đó các em nhớ nhanh hơn và lâu hơn.

- Học sinh hứng thú, vui vẻ, tập trung và luôn hoàn thành hết bài tập được giao;

- Tỉ lệ học sinh làm chính xác bài tập cải thiện và nâng cao rõ rệt;

+ Nhược điểm của giải pháp mới:

- Đòi hỏi giáo viên có thời gian nghiêm cứu để áp dụng trò chơi phù hợp với học sinh của lớp. 

- Giáo viên cần tìm tòi và cần thời gian thiết kế và chế tạo đồ dùng sử dụng cho trò chơi.

Bổ sung vào phần phụ lục (nếu có): bản vẽ kỹ thuật hoặc sơ đồ để mô tả và minh họa nhằm bộc lộ rõ tính mới/tính sáng tạo của giải pháp.

            7. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Qua thực tế áp dụng, khi vận dụng các trò chơi nêu trên, không khí lớp học rất vui vẻ, lớp học sinh động, học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Hiệu quả mang lại rất khả quan. Tôi nghĩ, biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh lớp 3 và còn có khả năng vận dụng được ở tất các khối lớp.

   Biện pháp này, tôi đã áp dụng thành công trong năm học 2023 - 2024. Tôi tiếp tục vận dụng biện pháp này trong những năm học tiếp theo và chia sẻ cho giáo viên của trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

Với việc áp dụng các trò chơi nêu trên, tôi nhận thấy học sinh lớp mình đã có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú, vui vẻ trong tiết học toán. Gây được sự chú ý cho các em, giúp các em tập trung vào bài học. Từ đó chất lượng học tập môn Toán cũng ngày ngày đi lên. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả ban đầu giúp học sinh vui thích hơn trong quá trình học tập. Nhưng tôi nhận thấy việc chơi mà học, học mà chơi này nếu được thực hiện trong một thời gian dài và liên tục thì học sinh sẽ đầy hào hứng trong học tập và từ đó chắc chắn đạt được kết quả học tập cao.

Mức độ hứng thú với môn Toán có tiến bộ rõ rệt được biểu hiện rõ qua bảng số liệu sau:

TSHS: 28

Rất hứng thú

Hứng thú

Chưa hứng thú

Đầu năm học

10 em (35,71%)

14 em (50%)

4 em (14,29%)

Cuối học kì I

18 em ( 64,29%)

9 em ( 32,14 %)

1 em ( 3,57 %)

 

            10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Cần chuẩn bị kĩ các đồ dùng dạy học cần thiết: Tivi, máy vi tính, bông hoa xoay đáp án, bảng, phấn, hộp giấy, bút lông, …

- Không gian phòng học để thực hiện các trò chơi.

            11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

- Kết quả các bài làm học sinh có tỉ lệ chính xác cao.

- Hứng thú học tập của học sinh tích cực hơn, tiết học không còn nhàm chán thụ động.

- Học sinh luôn trong tâm thế vui vẻ, phấn khởi để bước vào tiết học. Chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.

- Kết quả cuối học kì 1 của môn Toán: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.

            12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);       

            13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

                                                                                                                                                                                                                            Lai Vung ngày 5 tháng 4 năm 2024
                                                                                                                                                                                                                              NGƯỜI NỘP ĐƠN

 

                                                                                                                                                                                                                                Nguyễn Huy Sang

 

                                                                                                                        

 

Các tin khác
.