TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN LAI VUNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - CÔ TRẦN THỊ BÉ PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

Kính gửi: - UBND huyện Lai Vung

                                 - Chủ tịch UBND huyện Lai Vung

          1. Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1

Trần Thị Bé Phương

 

10/06/1992

Trường

Tiểu học

thị trấn

Lai Vung 2

Giáo viên Tiểu học

 

 

Cử nhân Giáo dục Tiểu học

 

100%

 

 

 

2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh đọc đúng  góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 2/3 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 năm học 2023 – 2024.

3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/9/2023

6. Mô tả bản chất của sáng kiến

6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

a) Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại (thường làm) trước khi thực hiện những giải pháp mới (mô tả chi tiết các bước/qui trình thực hiện nhiệm vụ)

Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

Qua những năm thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục 2018, tôi nhận thấy tầm quan trọng của rèn kỹ năng đọc cho học sinh là rất cần thiết. Vì vậy để giúp các em học sinh đọc đúng tôi đã thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên đọc mẫu

- Để đọc mẫu hay tôi rèn đọc qua bài một lần, xác định đúng giọng đọc của bài.

- Sau đó tôi ngắt hơi cho phù hợp ở các câu dài. Rồi tôi tìm các từ gợi tả gợi cảm để nhấn giọng.

- Để bài đọc hay hơn, hấp dẫn hơn tôi luyện đọc phân rõ giọng của nhân vật.

- Sau quá trình chuẩn bị bài, tôi tiến hành đọc mẫu trước lớp.

- Việc nghe giáo viên đọc mẫu sẽ giúp học sinh nắm được cách phát âm những tiếng khó đọc trong bài.

- Nghe giáo viên đọc mẫu giúp học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, ngữ nghĩa của văn bản, biết nhấn mạnh giọng điệu của từng nhân vật.

- Giáo viên đọc mẫu giúp học sinh biết thể hiện đúng ngữ điệu lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, …..

- Khi được nghe giáo viên đọc mẫu còn giúp học sinh hiểu đúng nội dung về ý nghĩa từng câu, từng đoạn,….

Bước 2: Luyện đọc đúng

- Trước khi tiến hành luyện đọc tôi tiến hành chia văn bản thành các đoạn đọc (không phải bao giờ cũng chia đoạn theo bố cục của văn bản)

- Tôi căn cứ vào trình độ của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch về số chữ, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh theo dõi và luyện đọc.

- Tôi cho học sinh luyện đọc các từ dễ phát âm sai.

- Tiếp theo cho các em luyện ngắt nghỉ hơi ở các câu dài cho phù hợp với ngữ nghĩa của văn bản.

- Rồi tôi tiến hành cho học sinh luyện đọc trong nhóm. Trong quá trình học sinh đọc tôi theo dõi, sửa sai cho học sinh. Thực hiện đọc nhóm để tất cả học sinh trong lớp đều được đọc.

- Cuối cùng tôi cho đại diện nhóm đọc trước lớp.

- Đại diện nhóm đọc lượt thứ nhất, học sinh và giáo viên cùng phát hiện ra những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu. Từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân học sinh hoặc nhắc chung cả lớp.

- Đại diện nhóm đọc lượt thứ hai, tôi kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ để nhằm góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu của học sinh. Kết hợp điều chỉnh giọng đọc, ngắt giọng, sửa sai.

- Tổ chức đọc lượt thứ ba, giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

Bước 3: Luyện đọc nhanh

Sau khi đã đọc đúng, tôi tổ chức cho học sinh luyện đọc nhanh nhằm khắc phục tốc độ đọc, giúp học sinh đọc trôi chảy, lưu loát hơn. Để đọc nhanh học sinh cần đọc theo cụm từ, câu, đoạn, bài. Đọc đúng sẽ giúp các em tiếp cận nội dung bài một cách nhanh chóng.

Bước 4: Luyện đọc hiểu

- Tôi thường sẽ nêu câu hỏi định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung.

- Đối với những câu hỏi khó, nhiều ý tôi sẽ chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi.

- Việc hiểu nội dung bài sẽ góp phần giúp các em xác định thật chính xác giọng đọc.

Bước 5: Luyện đọc lại bài

Từ những lần được sửa sai, nhắc nhở chung thì phần luyện đọc lại bài này sẽ giúp học sinh xác định chính xác giọng đọc và một lần nữa nắm chắc nội dung bài đọc.

Khi thực hiện theo các bước trên một vài em đọc rất tốt, giọng đọc to rõ ràng, biết ngắt nghỉ hơi rất phù hợp, các em còn biết nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm và đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.

Bên cạnh đó vẫn còn học sinh đọc chậm, đọc còn đánh vần,..; đọc quá nhanh, chưa ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ngữ nghĩa của văn bản; một vài em đọc còn sai tiếng, sai từ, bỏ chữ, đọc nhỏ; chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp,….. Những hạn chế trong quá trình đọc khiến cho việc tự học và chiếm lĩnh tri thức của các em gặp rất nhiều khó khăn.

Thông qua bài khảo sát kỹ năng đọc vào tháng 9 năm 2023, tôi đã phân loại như sau:

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

Đọc đúng, to rõ ràng, đúng tốc độ ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng phù hợp.

6

20,68 %

Đọc đúng, to rõ nhưng ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp, chưa nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

13

 

44,82 %

Đọc được bài, ngắt hơi ở câu dài chưa phù hợp với ngữ nghĩa văn bản.

10

34,48 %

b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Tất cả học sinh đều đọc được bài, hiểu nội dung và thực hiện đúng yêu cầu của bài trong thời gian quy định.

Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng

- Học sinh còn chưa mạnh dạn, tự tin khi đọc;

- Chưa được cha mẹ quan tâm, theo sát quá trình học ;

- Một số học sinh đọc chậm lười đọc, chưa hứng thú khi học tiết đọc;

- Chưa tích cực trong việc hợp tác cùng bạn khi đọc nhóm;

Nguyên nhân dẫn đến tình hình

- Các em còn chưa ý thức được thói quen tập trung chú ý khi thầy cô đọc mẫu và tập trung dò bài nhận xét bạn.

- Thời gian nghỉ hè mà các em không rèn luyện dẫn đến quên vần. Nhất là các vần khó và vần ít gặp.

- Một số em do quá tự ti, lo sợ mình đọc không đúng nên đọc nhỏ, đọc không rõ tiếng, sợ ảnh hưởng đến chất lượng bài đọc.

-  Học sinh chưa có thói quen đọc sách và chuẩn bị chu đáo bài trước khi đến lớp.

- Giáo viên còn chưa lôi cuốn các em vào hoạt động luyện đọc.

- Một số ông bà, cha mẹ vẫn còn nuông chiều con cháu, về nhà các em ít có thói quen đọc lại bài hay đọc sách, báo mà xem ti vi, điện thoại nên khả năng đọc của các em càng khó tiến bộ.

6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

a) Mục đích của giải pháp

Nhằm giúp các em học sinh rèn kĩ năng đọc đúng từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và để các em học tốt hơn tất cả các môn học.

b) Tính mới của giải pháp

Các giải pháp mới được áp dụng trong sáng kiến

b.1. Xây dựng môi trường học tập tích cực

Để tạo cho lớp 2/3 có một môi trường học tập tích cực trước tiên tôi tạo sự gắn bó bền chặt giữa giáo viên và các em học sinh. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng em, quan sát, theo dõi, nắm bắt tính tình của từng học sinh trong lớp. Tôi chọn cách luôn khuyến khích, động viên và tuyên dương các em kịp thời. Tôi luôn kết thúc bài học bằng lời cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các em đã tạo nên sự thành công của tiết học.

Tôi cho các em trao đổi, trình bày, chia sẻ ý kiến, câu chuyện của bản thân để các em nhận ra rằng mắc lỗi chính là một phần thiết yếu của việc học. Hướng các em khi làm sai ta phải làm lại và sửa đổi giúp các em củng cố sự hiểu biết của bản thân. Ngoài ra khi tự do thảo luận sẽ giúp các em ngày một tự tin và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Ví dụ: Khi dạy các bài đọc cho học sinh, tôi đã thiết lập các nhóm đọc nhỏ và thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về nội dung bài học để học sinh có cơ hội chia sẻ ý kiến và suy nghĩ của mình. Hầu hết các em sẽ được chia sẻ cùng bạn ở hoạt động khởi động qua các bài đọc trong sách Tiếng Việt 2 như: Tóc xoăn và tóc thẳng; Bọ rùa tìm mẹ; Con lợn đất; Bà tôi; …..

Cuối cùng tôi chọn cách trao phần thưởng cho những học sinh xứng đáng. Phần thưởng được tôi nhắc đến ở đây không nhất thiết phải là vật chất. Mà tôi khen ngợi kịp thời, chính xác những gì học sinh đã làm tốt dù là một bước nhỏ hay một bước nhảy vọt các em đều xứng đáng tự hào về bản thân.

Được học ở một môi trường học tập tích cực sẽ giúp các em cảm nhận được sự hỗ trợ, khích lệ, giúp các em phát triển sự tự tin, kích thích sự sáng tạo và sự tò mò từ đó các em yêu thích việc học và dần nâng cao kỹ năng đọc của mình.

b.2. Rèn kĩ năng đọc thông qua trò chơi học tập

Mục đích của việc sử dụng trò chơi là tạo không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi. Nhưng chủ yếu vẫn chú trọng rèn đọc cho học sinh. Cụ thể, tôi cho các em “đọc tiếp sức” với nhau đọc một đến hai câu hoặc có thể tổ chức cho các em phát hiện tiếng dễ bị mắc lỗi. Với hình thức thi đua giữa học sinh với nhau làm cho không khí lớp học sôi nổi, các em mạnh dạn và tự tin hơn khi thể hiện mình.

Ví dụ: Khi dạy bài đọc “ Bà tôi” trong sách Tiếng Việt 2 tập 1 trang 69, phần luyện đọc lại tôi tổ chức cho các em “đọc tiếp sức” , mỗi học sinh đọc 2 câu sau đó gọi bạn đọc tiếp sức cho mình các câu tiếp theo. Học sinh luân phiên tiếp sức nhau cho đến hết bài. Trò chơi này giúp cả lớp vừa luyện đọc vừa tạo sự tập trung theo dõi bài đọc các em dễ dàng phát hiện những lỗi sai bạn mắc phải và nhận xét để bạn kịp thời khắc phục, sửa sai.

Các trò chơi tôi thường áp dụng cho hoạt động Khởi động. Tôi lồng ghép các yêu cầu về đọc thành tiếng, đọc - hiểu hay giải nghĩa từ về những phần kiến thức của bài đọc tiết trước hoặc bài đọc tiết này vào các câu hỏi của trò chơi. Thông qua trò chơi này, học sinh vừa có thể ôn lại kiến thức cũ hoặc tiếp nhận thêm kiến thức mới một cách chủ động, mới mẻ và đầy hào hứng.

Ví dụ: Tôi áp dụng trò chơi học tập Ô cửa bí mật vào hoạt động Khởi động của bài đọc Cái bàn học của tôi (SGK Tiếng Việt 2, tập 1 trang 90). Với các câu hỏi để học sinh trả lời nhằm vừa củng cố kiến thức bài trước là bài Đồ đạc trong nhà, vừa dẫn dắt vào bài mới một cách đầy tò mò và thú vị như sau:

Câu hỏi 1: Em hãy đọc bài thơ Đồ đạc trong nhà.

Câu hỏi 2: Từ tha thiết có nghĩa là gì?

Câu hỏi 3: Em hãy đọc thuộc lòng 6 dòng thơ đầu?

 Câu hỏi 4: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?

Bức tranh bí mật là bức tranh minh họa của bài đọc Cái bàn học của tôi. Từ bức tranh cái bàn tôi đặt câu hỏi khai thác và dẫn dắt vào bài mới.

Một trong những trò chơi mà tôi đã thực hiện nữa đó là " Thi đọc nhanh" nơi học sinh cạnh tranh để đọc đúng và nhanh chóng các đoạn văn hoặc câu truyện ngắn. Sự hứng thú và tính cạnh tranh đã giúp các em cải thiện kỹ năng đọc một cách đáng kể.

Ví dụ: Khi dạy bài đọc “ Góc nhỏ yêu thương” Tiếng Việt 2 tập 1 trang 109. Sau khi luyện đọc nhóm tôi tiến hành cho các em chơi trò chơi “ Thi đọc nhanh” tôi chọn 2 nhóm sẽ thi đua với nhau, các đội phân thắng bại dựa vào thời gian và phần nhận xét đọc của các bạn trong lớp. Nhóm nào đọc nhanh, đọc đúng sẽ là nhóm chiến thắng.

b.3. Luyện đọc theo vai

Phương pháp luyện đọc theo vai giúp học sinh cải thiện phát âm qua việc mô phỏng cách phát âm của các nhân vật và hiểu biết về cách từng nhân vật diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh. Luyện đọc theo vai giúp các em điều chỉnh giọng đọc một cách phù hợp, từng giọng điệu, từng biểu cảm, từng dấu câu được điều chỉnh làm cho câu chuyện các em đọc lên lôi cuốn hơn, hấp dẫn hơn. Như vậy sẽ giúp các em hiểu bài nhanh hơn.

Phương pháp đọc theo vai thúc đẩy sự tương tác và hợp tác trong lớp học. Học sinh cần cùng nhau làm việc để thể hiện đúng vai của mình, điều này tạo ra một môi trường học tập tích cực và sôi động.

Ví dụ: Tôi chọn lọc những bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có thể tiến hành cho các em luyện đọc theo vai một cách hiệu quả như: Tóc xoăn và tóc thẳng; Bọ rùa tìm mẹ; Cô chủ nhà tí hon; Cô chủ không biết quý tình bạn; Bàn tay dịu dàng;…. Ngoài ra, các bài đọc có những câu nói của nhân vật tôi điều hướng dẫn các em tìm ra câu nói của nhân vật trong bài và tự diễn đạt câu nói một cách phù hợp nhất. Cho học sinh chủ động trong việc xác định nhân vật có trong bài đọc, chia nhóm nhỏ để phân vai luyện đọc và trình bày bài đọc theo vai.

b.4. Nâng cao chất lượng dạy đọc thông qua đọc mẫu của giáo viên

Một trong những biện pháp góp phần rèn kỹ năng đọc cho học sinh là thông qua đọc mẫu của giáo viên. Khi giáo viên đọc mẫu, học sinh không chỉ nghe được cách phát âm chính xác của từng từ mà còn hiểu các ngữ điệu và ngữ cảnh ảnh hưởng đến việc đọc. Các em được chứng kiến một mô hình thực tế về cách tiếp cận văn bản, giúp hình thành một hình ảnh rõ ràng về những kỹ năng cần thiết.

Việc giáo viên đọc mẫu còn hỗ trợ học sinh chậm tiến. Bằng cách chứng kiến giáo viên đọc mẫu một cách chính xác và tự tin, các em có mô hình để nhìn nhận và học hỏi. Điều này giúp học sinh hình thành một mô hình đúng đắn về cách đọc và hiểu văn bản.

Ví dụ: Với bài đọc: “Bàn tay dịu dàng” Tiếng Việt 2 tập một trang 98, 99.  Khi nghe giáo viên đọc mẫu học sinh sẽ xác định được giọng đọc, nhấn giọng và ngắt nghỉ hơi cho phù hợp đối với những câu dài.

Bàn tay dịu dàng

Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn. Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âm yếm, vuốt ve,…

b.5. Coi trọng việc rèn đọc cho học sinh đọc chậm, hạn chế về khả năng đọc hiểu

Những em đọc chậm do trong hè không rèn đọc dẫn đến quên vần tôi sẽ dành nhiều thời gian cho các em ôn lại các vần vào mỗi buổi sáng trước khi vào giờ học và cuối mỗi buổi học. Ôn vài tuần khi các em đã nhớ hết vần tôi chuyển sang dò bài cho các em. Trong quá trình dò bài tôi kịp thời sửa lỗi phát âm cũng như điều chỉnh giọng đọc của các em cho phù hợp cũng như không quên khen ngợi khi các em đọc có tiến bộ nhiều.

Đối với những em đọc sai các vần khó, tôi cho các em dùng thước chỉ những tiếng đọc chưa đúng, nghe tôi đọc mẫu, tôi cho các em luyện đọc vần đó nhiều lần, tìm những tiếng khác có vần đó cho các em luyện đọc từ, nối từ, đọc câu có từ đó.

Tiếp đến tôi luyện ngắt giọng cho các em. Đối với nhóm đọc đúng nhưng chưa ngắt nghỉ đúng tôi thường hướng dẫn làm bài tập ứng dụng gạch xiên (/) vào chỗ cần ngắt. Nếu các em biết ngắt giọng đúng thì sẽ giúp các em lĩnh hội được kiến thức dễ dàng hơn. Nếu ngắt đúng, sẽ giúp người nghe hiểu ngay ý cần diễn đạt. Việc ngắt cũng phải phù hợp với dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm.

Ví dụ:

- Bài đọc: Đồ đạc trong nhà, một số em ngắt nhịp chưa chính xác:    

Em yêu / đồ đạc trong nhà //

Cùng em trò chuyện/ như là bạn thân //

Cái bàn/ kể chuyện rừng xanh//

Quạt nan mang đến/ gió lành trời xa//

Tôi tiến hành hướng dẫn các em ngắt nhịp theo hướng dẫn: Nghỉ hơi ngắn ở chỗ có một gạch xiên, nghỉ hơi dài hơn ở chỗ có hai gạch xiên.

Cuối cùng, tôi luyện cho các em đọc tròn câu, đọc trôi chảy. Trong quá trình đọc tôi thường xuyên chú ý nhắc học sinh đọc trọn vẹn câu chứ không phải đọc rõ ràng từng tiếng một, đọc đúng tốc độ.

b.6. Phối hợp với cha mẹ học sinh kiểm tra, nhận xét kỹ năng đọc của con em mình

Khi lựa chọn biện pháp này tôi đặc biệt rất đặc niềm tin của mình vào nó. Việc phối hợp với phụ huynh làm cho việc học của học sinh không những được thầy cô ở trường quan tâm mà ba mẹ cũng sẽ luôn theo sát các em. Trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi xin ý kiến phụ huynh về việc giao phiếu ôn cuối tuần và nhờ sự phối hợp của phụ huynh trong việc kiểm tra, nhận xét đánh giá bài đọc của các em hàng tuần.  Ba mẹ sẽ là người lắng nghe các em đọc và tiến hành nhận xét theo mức độ đọc của con mình và đánh dấu vào phiếu. Từ cách trực tiếp để cha mẹ nhận xét như vậy các em sẽ được rèn đọc thêm ở nhà và kỹ năng đọc sẽ ngày được cải thiện và tiến bộ hơn.

Họ và Tên:...................................... Lớp:.............

BÀI ĐỌC CUỐI TUẦN SỐ 3

 

Một giờ học

Thầy giáo nói: “ Chúng ta cần học cách giao tiếp tự tin. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích”.

Quang được mời lên nói đầu tiên. Cậu lúng túng, đỏ mặt. Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ, nhưng nói trước cả lớp thì sao khó thế. Thầy bảo: “ Sáng nay ngủ dậy, em đã làm gì? Em cố nhớ xem”.

Quang ngập ngừng, vừa nói vừa gãy đầu: “Em....”.

Thấy giáo nhắc: “ Rồi gì nữa?”

Quang lại gãi đầu: “ À....ờ...Em ngủ dậy”. Và câu nói tiếp: “ Rồi...ờ....”

Thầy giáo mỉm cười, kiên nhẫn nghe Quang nói. Thầy bảo: “ Thế là được rồi đấy!”

Nhưng Quang chưa chịu về chỗ. Bỗng cậu nói to: “ Rồi sau đó...ờ...à...”. Quang thở mạnh một hơi rồi nói tiếp: “ Mẹ ...ờ...bảo: Con đánh răng đi” Thế là em đánh răng”. Thầy giáo vỗ tay. Cả lớp vỗ tay theo. Cuối cùng Quang nói với giọng rất tự tin: “ Sau đó bố đưa em đi học”.

Thầy giáo vỗ tay. Các bạn vỗ tay theo. Quang cũng vỗ tay. Cả lớp tràn ngập tiếng vỗ tay.

(Phỏng theo Tốt – tô –  chan, cô bé bên cửa sổ)

              

Đọc tốt

 

Đọc nhanh nhưng ngắt nghỉ hơi chưa đúng

 

Đọc chậm, còn đánh vần

    

          Ý kiến của phụ huynh                                                 Phụ huynh kí tên

……………………………………………..

……………………………………………..

……………………………………………..

……………………………………………..

c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:

Ưu điểm của giải pháp mới

- Học sinh đọc đúng, to rõ, trôi chảy,… hiểu đúng yêu cầu, nội dung bài.

- Tiết dạy của giáo viên diễn ra rất nhẹ nhàng, ít tốn nhiều thời gian trong việc chờ đợi học sinh khi đọc bài, cũng như sửa sai và ít gặp khó khăn trong hoạt động tìm hiểu bài.

- Học sinh tập trung trong giờ học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng bài.

- Cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá con em mình.

- Lớp không còn học sinh đọc chậm, đọc còn đánh vần.

Nhược điểm của giải pháp mới

Tuy số lượng học sinh chậm tiến có tiến bộ rất nhiều so với lúc chưa áp dụng các giải pháp nhưng vẫn còn vài em chưa khắc phục việc ngắt hơi chưa phù hợp ở các câu dài.

7. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Với những biện pháp trên, tôi tin các em sẽ đọc tiến bộ hơn. Đặc biệt, các em không còn đọc chậm, còn đánh vần. Từ đó, các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Tôi tin các biện pháp có thể thực hiện đối với tất cả các em học sinh còn hạn chế về kỹ năng đọc ở các trường Tiểu học trong huyện Lai Vung.

8. Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.

Sau khi áp dụng các biện pháp vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kỹ năng đọc của các em tiến bộ rõ ràng. Nhờ đó các em hiểu nội dung bài nhanh hơn.

Bên cạnh đó việc cải thiện kỹ năng đọc đã giúp các em học tốt các môn khác hơn như các em đọc và hiểu đề Toán nhanh hơn, làm bài tốt hơn; các em thực hiện đúng theo yêu cầu và nắm chắc hơn nội dung môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội;…… Ngoài học tốt hơn các em còn được tăng cường vốn từ ngữ, kỹ năng giao tiếp cũng được cải thiện đáng kể.

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào cuối học kì 1 năm học 2023 – 2024 như sau :

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ

Đọc đúng, to rõ ràng, đúng tốc độ ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng phù hợp.

16

55,17 %

Đọc đúng, to rõ nhưng ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp, chưa nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

9

 

31,03 %

Đọc được bài, ngắt hơi ở câu dài chưa phù hợp với ngữ nghĩa văn bản.

4

13,79 %

Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rất vui vì đã giúp các em tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học.

9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);

10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

- Về phía giáo viên: cần luyện đọc chuẩn, quan tâm giúp đỡ học sinh sửa lỗi khi các em đọc chưa đúng. Tận tình hướng dẫn cha mẹ học sinh khi gặp phải khó khăn trong việc hướng dẫn con học tập tại nhà.

- Về phía học sinh: Tập trung lắng nghe khi giáo viên đọc mẫu, tích cực tham gia học tập, tham gia các trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Về phía cha mẹ học sinh: cần quan tâm, động viên các em trong học tập. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tham gia nhận, đánh giá kỹ năng đọc thông qua phiếu đọc cuối tuần.

11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;

- Kỹ năng đọc của học sinh tiến bộ rất rõ.

- Học sinh rất hứng thú và tập trung trong các giờ học.

- Kết quả cuối năm của môn Tiếng Việt: 100% học sinh ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.

- Cải thiện kỹ năng đọc giúp các em học tốt tất cả các môn học.

12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);

13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

Số

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Lai Vung, ngày …..  tháng …. năm 2024

                                                                                                                                                                                                                                  NGƯỜI NỘP ĐƠN

 

 

                                                                                                                                                                                                                 Trần Thị Bé Phương

 

Các tin khác
.