CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
- Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
1. Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) |
1
|
Nguyễn Thị Cẩm Tiên |
20/02/1998 |
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 |
|
Đại học |
100%
|
2. Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh lớp 4/2 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 trong thời đại chuyển đổi số
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 07/10/2024
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
a) Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kỹ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại (thường làm) trước khi thực hiện những giải pháp mới (mô tả chi tiết các bước/qui trình thực hiện nhiệm vụ).
Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Sau hơn 01 tháng giảng dạy, tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm của lớp 4/2 gặp một số khó khăn như sau:
- Một số học sinh còn mất tập trung trong giờ học, thường xuyên nói chuyện riêng, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài giảng.
- Nhiều em hiếu động, thích đùa nghịch trong lớp, làm ảnh hưởng đến trật tự chung.
- Một số em chưa có thói quen chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, ý thức tự học và rèn luyện còn hạn chế.
- Các em còn rụt rè, thiếu tự tin khi phát biểu ý kiến, chưa mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ trước lớp.
- Một số ít học sinh đã quen với việc sử dụng thiết bị điện tử trong kỳ nghỉ hè, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung.
Thông qua tình hình nhận lớp đầu năm học, cuối tháng 9 năm 2024, tôi đã thống kê và phân loại học sinh như sau:
Nội dung |
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng |
|
TSHS: 27/12 nữ |
Số lượng/ Tỉ lệ % |
Số lượng/ Tỉ lệ % |
Số lượng/ Tỉ lệ % |
|
Năng lực |
Tự chủ và tự học |
10 (37%) |
14 (52%) |
3 (11%) |
Giao tiếp và hợp tác |
11 (41%) |
15 (55%) |
1 (4%) |
|
Giải quyết vấn đề & sáng tạo |
9 (33%) |
16 (59%) |
2 (8%) |
b) Nêu, phân tích rõ những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc trong lĩnh vực công tác mình đảm nhiệm và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
Thuận lợi:
- Nhà trường trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, hệ thống Internet đảm bảo cho việc dạy và học.
- Việc nâng cao chất lượng chủ nhiệm luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ Ban giám hiệu nhà trường.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, ham học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, được phân công dạy đúng chuyên môn của mình.
- Đa số phụ huynh đều có thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính,…) kết nối Internet, nhiều Cha mẹ học sinh cũng quan tâm tới việc học tập của con em mình.
Khó khăn:
- Năng lực của học sinh trong lớp không đồng đều, ý thức học tập còn hạn chế.
- Thiếu sự kết nối giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh.
- Giáo viên gặp khó khăn trong việc theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh do việc sử dụng phương pháp truyền thống như ghi chép bằng tay hoặc lưu trữ thông tin qua sổ sách.
- Phụ huynh chưa tận dụng tối đa Internet để hỗ trợ việc học tập của con, mà phần lớn chỉ để con sử dụng cho việc xem phim, chơi game hoặc các hoạt động giải trí khác.
- Một số em ba mẹ đi làm xa nên sinh sống với ông bà.
Nguyên nhân:
a) Về phía học sinh
- Phần lớn học sinh được ông bà, cha mẹ yêu thương, bao bọc từ nhỏ, nên chưa hình thành thói quen tự giác trong học tập và sinh hoạt.
- Học sinh lớp 4 còn nhỏ, khả năng tự học và tự quản lý thời gian còn chưa cao, dễ bị sao nhãng trong học tập.
- Một số em chưa có thói quen làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
b) Về phía giáo viên
- Một số giáo viên chủ nhiệm ngại đổi mới, chưa có nhiều hình thức kết nối hiệu quả với phụ huynh, dẫn đến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ.
- Việc phát hiện sớm những khó khăn của học sinh đôi khi chưa được kịp thời.
c) Về phía Cha mẹ học sinh
- Một số phụ huynh vì bận rộn với công việc nên chưa thể dành đủ thời gian quan tâm, chăm sóc việc học tập và giáo dục con em mình.
- Vài học sinh sống với ông bà lớn tuổi nên cũng còn hạn chế trong việc nhắc nhở con cháu học tập.
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Giúp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục với xu hướng chuyển đổi số. Đồng thời, điều này góp phần rèn luyện cho học sinh các phẩm chất như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cũng như phát triển các năng lực quan trọng như tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác và sử dụng công nghệ thông tin. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
b) Tính mới của giải pháp (đối với giải pháp mới hoàn toàn) hoặc những điểm khác biệt, tính mới của các giải pháp so với các giải pháp đã biết (đối với các giải pháp có sự cải tiến đối với các giải pháp đã có).
- Mô tả chi tiết những điểm mới cơ bản của sáng kiến, tính ưu việt hơn so với giải pháp sẵn có; khẳng định tính sáng tạo về mặt khoa học và thực tiễn (tác giả tự nghiên cứu, chưa được công bố, phổ biến, áp dụng chính thống);
Việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở Tiểu học là việc mà giáo viên ở nhiều nơi quan tâm và đã thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề “Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh lớp 4” được bản thân tôi đúc kết lại sau các năm giảng dạy và xây dựng trên cơ sở tìm ra kinh nghiệm cho bản thân, không ngừng tự tìm tòi, học hỏi để vận dụng vào tăng cường ứng dụng công nghệ số, đổi mới phương pháp quản lý lớp học hiệu quả là điểm mới mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả trong giải pháp này.
- Trình bày các bước/qui trình thực hiện giải pháp.
1. Thắt chặt mối liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh
Sử dụng các nền tảng như Zalo, Facebook, Google Meet để tạo nhóm trao đổi, cập nhật tình hình học tập, rèn luyện của học sinh.
Tổ chức các buổi họp phụ huynh trực tuyến, gửi nhận xét hàng tháng qua sổ liên lạc điện tử (Vnedu) để giúp phụ huynh theo sát quá trình học tập của con.
Khuyến khích phụ huynh đồng hành trong việc giáo dục con tại nhà, tạo môi trường học tập tích cực.
2. Xây dựng nội quy lớp gắn với phong trào thi đua khen thưởng
Giáo viên cùng học sinh xây dựng nội quy tắc lớp học dưới dạng cam kết chung, giúp các em có trách nhiệm thực hiện.
Áp dụng hình thức bảng thi đua cá nhân, nhóm với các tiêu chí như chuyên cần, giữ gìn vệ sinh lớp, phát biểu xây dựng bài,...
Khen thưởng kịp thời bằng các danh hiệu như "Ngôi sao của tuần", "Học sinh tiêu biểu", giúp tạo động lực và tinh thần trách nhiệm.
3. Tạo động lực khích lệ, tuyên dương kịp thời
Sử dụng ứng dụng điểm thưởng online như ClassDojo để ghi nhận và tuyên dương học sinh.
Tạo bảng vinh danh online để công khai những thành tích nổi bật trong học tập và rèn luyện.
Khích lệ bằng những phần thưởng ý nghĩa như huy hiệu, giấy khen điện tử, giúp học sinh có động lực phấn đấu.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết Hoạt động trải nghiệm (Sinh hoạt lớp)
Việc tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức khác nhau gây được sự hứng thú cho học, khiến học sinh vui vẻ, giảm bớt căng thẳng và luôn mong chờ đến tiết sinh hoạt lớp. Tôi luôn không ngừng học tập, nghiên cứu để ứng dụng các công nghệ vào dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. Trò chơi được tôi thiết kế bằng Powerpoint có giao diện hấp dẫn, nhiều màu sắc tạo nên sự cuốn hút cho học sinh. Với mong muốn, mỗi tuần là một điều mới lạ, tôi luôn bắt kịp theo xu thế, ngoài powerpoint tôi kết hợp sử dụng phần mềm Canva để tạo trò chơi, hoặc qua những trang web như https://www.online stopwatch.com; education.com; twink.com ;...
5. Hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ thông minh an toàn và hiệu quả
Hướng dẫn học sinh sử dụng Internet an toàn, tránh các nội dung không phù hợp.
Giáo dục về tác hại của việc nghiện game, mạng xã hội và cách quản lý thời gian hiệu quả.
Khuyến khích sử dụng công nghệ vào học tập thay vì giải trí tiêu cực, hướng dẫn cách tra cứu thông tin đúng cách.
6. Thực hiện một số biện pháp khác
Xây dựng “Hòm thư góp ý” online để học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, tâm tư một cách tự nhiên.
Lồng ghép hoạt động giáo dục đạo đức, kĩ năng sống qua các câu chuyện kể, bài học thực tế giúp học sinh phát triển nhân cách.
c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới: Trình bày rõ những ưu điểm và nhược điểm (nếu có) của giải pháp mới.
Ưu điểm:
- Giúp học sinh rèn luyện tinh thần tự học, nâng cao tính tự chủ và khả năng hợp tác, đồng thời khơi dậy hứng thú và động lực để các em học tập một cách chủ động, hiệu quả.
- Giải pháp này dễ dàng sử dụng và thực hiện được xuyên suốt trong một thời gian dài.
- Một số biện pháp có thể thực hiện không chỉ riêng trong công tác chủ nhiệm mà còn thực hiện được trong các phân môn khác để tăng khả năng tự học, tự rèn, tạo hứng thú cho học sinh.
- Vân dụng được linh hoạt cho các cấp tiểu học.
Nhược điểm:
- Rèn nề nếp cho các em không phải một sớm một chiều thực hiện ngay được mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải áp dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ thì kết quả mới được nâng cao.
7. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra; có thể áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.
Qua thực tế áp dụng, tôi nhận thấy khi vận dụng các biện pháp nêu trên, nề nếp học sinh đã thay đổi rất nhiều, học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Hiệu quả mang lại rất khả quan. Tôi thiết nghĩ, biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh lớp 4, vận dụng được cho học sinh lớp 5 và còn có khả năng vận dụng một cách linh hoạt cho các cấp tiểu học.
8. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Với việc áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy học sinh lớp mình đã có tiến bộ rõ rệt. Công tác chủ nhiệm ngày một nâng lên, nề nếp lớp tốt hơn. Tình trạng học sinh hiếu động, thích đùa nghịch trong lớp giảm đáng kể. Ý thức tự giác học tập của học sinh có chiều hướng tiến bộ dẫn đến chất lượng học tập cũng được nâng cao. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả khiêm tốn giúp học sinh hạn chế trong quá trình học tập. Song với kết quả như vậy, nếu các em được rèn luyện trong một thời gian dài và liên tục thì chắc chắn các em sẽ hình thành tốt năng lực và phẩm chất của mình.
9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Giáo viên không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
- Giáo viên đầu tư thời gian nghiên cứu các trang web, phần mềm áp dụng phù hợp với các đối tượng học sinh của lớp.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho các em.
- Tạo sự đồng thuận từ phụ huynh trong việc quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử của học sinh, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến việc học.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả;
Chất lượng của học sinh ở cuối học kì 1 có tiến bộ rõ rệt được biểu hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Nội dung |
Trước khi áp dụng |
Sau khi áp dụng |
|||||
TSHS: 27/12 nữ |
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng |
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng |
|
Số lượng / Tỉ lệ (%) |
Số lượng / Tỉ lệ (%) |
Số lượng / Tỉ lệ (%) |
Số lượng / Tỉ lệ (%) |
Số lượng / Tỉ lệ (%) |
Số lượng / Tỉ lệ (%) |
||
Năng lực |
Tự chủ và tự học |
10 (37%) |
14 (52%) |
3 (11%) |
16 (59%) |
11 (41%) |
0 (0%) |
Giao tiếp và hợp tác |
11 (41%) |
15 (55%) |
1 (4%) |
17 (63%) |
10 (37%) |
0 (0%) |
|
Giải quyết vấn đề & sáng tạo |
9 (33%) |
16 (59%) |
2 (8%) |
14 (52%) |
13 (48%) |
0 (0%) |
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Lai Vung, ngày 10 tháng 03 năm 2025 (Ký và ghi rõ họ tên) |
Nguyễn Thị Cẩm Tiên