CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
- Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2
1. Tôi ghi tên dưới đây:
SSố TTT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) |
11 |
Nguyễn Thị Huyền Trân |
27/3/1995 |
Trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 |
Giáo viên Tiểu học Hạng III |
Cử nhân |
100% |
2. Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng một số phần mềm giúp nâng cao hứng thú và sự yêu thích học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1/2 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2 ”
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 07/10/2024
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Trong năm học 2024 - 2025, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1/2 với 31 học sinh. Sau ba tuần giảng dạy, tôi nhận thấy mức độ tập trung và hứng thú của các em đối với môn Tiếng Việt chưa đồng đều. Một số học sinh chăm chú, tích cực phát biểu và thể hiện sự yêu thích với môn học. Tuy nhiên, phần lớn các em còn chưa tập trung, khó ngồi yên trong giờ học, ít phát biểu ý kiến. Đặc biệt, một số em nhút nhát, thiếu tự tin và chưa thực sự hứng thú với tiết học. Bài giảng chưa gây hứng thú đối với học sinh.
Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh lớp 1/2 với môn Tiếng Việt vào tháng 10/2024 như sau:
Thời điểm |
Số học sinh |
Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài |
Có phát biểu ý kiến xây dựng bài
|
Rụt rè, chưa tự tin, chưa hứng thú trong giờ học |
|||
Tháng 10/2024 |
31 |
6
|
19,4% |
10
|
32,3% |
15 |
48,4% |
b) Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
Ưu điểm của giải pháp đang được áp dụng
- Giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài dạy.
- Một số học sinh nắm được nội dung bài do có sự tập trung.
Nhược điểm của giải pháp đang được áp dụng
- Chưa gây hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Số lượng học sinh tích cực, hợp tác trong giờ học chưa nhiều.
- Một số học sinh chưa hoàn thành yêu cầu cần đạt của môn học vì chưa tập trung lắng nghe giáo viên giảng bài.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình
- Lứa tuổi học sinh lớp 1, khả năng tập trung thường ngắn. Các em thích chơi hơn thích học, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh, chưa thích nghi với môi trường học tập. Học sinh lớp 1 vẫn trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non, chưa quen với việc học.
- Một số em tiếp thu bài chậm do chưa nhận diện được các chữ cái, ghép âm hoặc viết chưa đúng. Điều này khiến các em dễ chán nản. Mặt khác, có em sợ bị bạn bè chê cười khi phát biểu sai nên ngại không tham gia hợp tác với bạn bè và thầy cô.
- Bài giảng thiếu sự sinh động, ít sử dụng trò chơi và hình ảnh minh họa, ít vận dụng các phần mềm vào bài dạy để thay đổi hình thức và phương pháp giảng dạy cho học sinh.
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp: giúp nâng cao hứng thú và sự yêu thích học môn Tiếng Việt của học sinh.
b) Tính mới của giải pháp:
Các giải pháp mới được áp dụng trong sáng kiến
Giải pháp 1. Sử dụng phần mềm PowerPoint, Canva hỗ trợ thiết kế bài giảng
a. Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng
Trong môn Tiếng Việt, PowerPoint là một công cụ hỗ trợ giảng dạy hiệu quả, giúp khơi gợi hứng thú và tò mò của học sinh. Việc ứng dụng PowerPoint không chỉ làm bài học trở nên sinh động hơn mà còn tạo điều kiện để học sinh tương tác nhiều hơn, qua đó cũng giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
Tôi sử dụng phần mềm này để tạo bài giảng trực quan với hình ảnh, âm thanh và video có liên quan để mở đầu cho bài học. Ngoài ra, tôi còn chèn video hướng dẫn cách viết chữ.
Bài 1: N n M m (sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 40)
Mở đầu tiết học, tôi chèn video “Làm quen với chữ m n”, cho học sinh xem và phát âm theo; chèn video hướng dẫn cách viết chữ n, nơ, m, me.
Việc kết hợp hình ảnh, âm thanh và video trực quan trong giảng dạy giúp học sinh hứng thú ngay từ đầu tiết học và tập trung hơn khi tiếp cận nội dung bài học mới.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng hình ảnh động để giúp các em ghi nhớ từ khóa một cách dễ dàng hơn.
Bài 2: au êu (sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 72)
Tôi chèn các hình ảnh động để giúp học sinh suy đoán và đưa ra từ khoá bà cháu, đi đều.
Những hình ảnh động không chỉ hỗ trợ việc giải nghĩa từ mà còn giúp các em khắc sâu được kiến thức.
Sử dụng hiệu ứng đổi màu chữ để giúp học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học ở từ mở rộng.
Bài 3: on ôn (sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 114)
Khi học sinh tìm được tiếng chứa vần vừa học ở các từ mở rộng tôi sẽ làm hiệu ứng để các vần on ôn chuyển sang màu đỏ giúp học sinh dễ quan sát.
Trong phần mềm PowerPoint, tôi còn sử dụng tranh ảnh với hiệu ứng xuất hiện chữ.
Bài 3: ung ưng (sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 124)
Sau khi tổ chức cho học sinh xem tranh khởi động bài và thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu “Quan sát tranh em thấy được những gì?” Khi học sinh nêu tôi sẽ cho hiệu ứng xuất hiện lần lượt các từ như khủng long, cái sừng,…Thay vì học sinh đoán từ, sau đó tôi ghi bảng như trước thì khi sử dụng hiệu ứng xuất hiện chữ này, giúp học sinh dễ quan sát, thu hút sự chú ý của các em và giúp các em tập trung vào bài học hơn.
Việc áp dụng các hiệu ứng và hình ảnh sinh động từ phần mềm PowerPoint trong học tập giúp học sinh hứng thú và tập trung hơn. Đồng thời, khuyến khích sự kích thích tương tác tích cực từ phía học sinh, giúp các em chủ động tham gia bài học một cách hiệu quả.
* Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế thẻ ôn tập âm vần
Canva là một phần mềm thiết kế đồ họa online với các thao tác nhanh chóng và cực kỳ đơn giản, cung cấp nhiều tính năng hữu ích. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm Canva giúp tiết kiệm tối đa thời gian so với thiết kế thủ công.
Tôi sử dụng phần mềm Canva để thiết kế các thẻ có hình ảnh minh họa gắn với âm vần đã học cho học sinh ôn tập sau mỗi chủ đề.
Sau khi học xong chủ đề 8, tôi thiết kế các thẻ có vần đã học trong chủ đề như ai, oi, ôi, ây…kèm với hình ảnh minh họa để học sinh luyện đọc thêm. Tôi còn in các thẻ này gắn ở góc học tập của lớp để học sinh có thể xem và ôn lại bài. Các em cũng có thể dùng thẻ này chơi trò đố bạn “Đố bạn đọc được vần”
Thông qua các thẻ được tạo trên phần mềm này học sinh rất hứng thú bởi màu sắc và hình ảnh sinh động của nó, từ đó kích thích hứng thú học tập cho các em.
Giải pháp 2. Sử dụng phần mềm Video Maker để giúp bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn
Video Maker là phần mềm trực tuyến, giúp chuyển đổi văn bản, ảnh thành video một cách dễ dàng. Hỗ trợ người dùng tạo, chỉnh sửa và xuất bản video.
Tôi sử dụng phần mềm Video Maker để giúp cho hoạt động khởi động của mỗi tiết học vần thêm phần vui tươi và sinh động hơn.
Bài 4: ay ây (sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 86).
Thay vì chỉ đưa một hình ảnh khô khan có sẵn trong sách vào mỗi hoạt động khởi động của bài học vần, tôi đã lấy hình ảnh đó đưa lên phần mềm và tạo thành một video ngắn, các nhân vật trong ảnh sẽ chuyển động theo yêu cầu được đưa ra. Từ đó, học sinh có thể dựa vào sự chuyển động của các nhân vật, nêu được các từ chứa tiếng có vần mới như đu quay, nhảy dây,…Nhờ vậy, học sinh lớp tôi rất thích thú và tập trung hơn vào bài học.
Giải pháp 3. Sử dụng Duck Race Game Online trên phần mềm để lựa chọn học sinh ngẫu nhiên
Duck Race Game (cuộc đua vịt) là phần mềm nằm trên trang web, nó cung cấp các tính năng tạo kết quả ngẫu nhiên.
Thay vì gọi tên học sinh trả lời hoặc đọc bài trong giờ học môn Tiếng Việt như các tiết học trước, tôi đã thay đổi hình thức khác, đó là sử dụng Duck Race Game để chọn học sinh ngẫu nhiên.
Số lượng vịt được chọn tham gia cuộc đua sẽ tương ứng với sĩ số học sinh của lớp, chú vịt về đích đầu tiên có tên bạn nào thì bạn đó sẽ được chọn.
Những chú vịt dễ thương và đường đua vui nhộn đã giúp tiết dạy của tôi trở nên thú vị hơn hẳn. Các em hồi hộp và chờ đợi xem bạn nào về đích, tất cả đều chăm chú. Học sinh lớp tôi rất thích thú và hào hứng.
Giải pháp 4. Sử dụng phần mềm Quizizz để hỗ trợ soạn câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh
Quizizz là nền tảng giáo dục online giúp tự tạo hoặc sử dụng những trò chơi học tập có sẵn.
Phần mềm Quizizz cung cấp nhiều dạng bài tập như: trắc nghiệm, điền từ, sắp xếp, ghép đôi,…Đối với học sinh lớp 1, tôi chọn dạng câu hỏi trắc nghiệm để thiết kế các câu hỏi cho các em ôn lại âm vần vừa học. Học sinh sẽ dùng hoa xoay để chọn đáp án.
Bài 4: uc ưc (sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 96).
Để học sinh ôn lại bài, tôi soạn một số câu hỏi như là đưa hình ảnh “cục tẩy” học sinh chọn từ phù hợp với hình ảnh. Hình ảnh có sẵn trên phần mềm, có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Khi học sinh xem câu hỏi trên màn hình để chọn đáp án, thì phần mềm này còn hỗ trợ phóng to ảnh nên các em rất dễ quan sát. Ngoài ra tôi còn soạn câu hỏi để học sinh tìm từ chứa tiếng có vần vừa học với 3 đáp án, mỗi đáp án là một ô màu ngẫu nhiên, học sinh rất thích thú.
Sử dụng phần mềm này để thiết kế câu hỏi giúp tôi tiết kiệm thời gian, đổi mới hình thức để gây hứng thú cho học sinh. Giao diện câu hỏi đẹp kích thích sự tò mò, tương tác từ học sinh. Từ đó các em nắm vững kiến thức đã học.
Giải pháp 5. Sử dụng phần mềm ClassDojo để tuyên dương, khen thưởng những học sinh có sự tập trung, tích cực trong giờ học
Ngoài việc khen ngợi học sinh bằng lời nói sau mỗi tiết học. Đồng thời để ghi nhận những điểm tiến bộ của học sinh tôi còn sử dụng phần mềm ClassDojo.
Mỗi học sinh sẽ tương ứng với một nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được tạo từ phần mềm.
Phần mềm này cho phép giáo viên khen thưởng học sinh của mình thông qua hệ thống điểm, khuyến khích các em phát triển những thói quen tốt trong tiết học như tập trung, hợp tác và tích cực.
Tôi đã sử dụng phần mềm ClassDojo trong mỗi buổi học để cộng điểm, ghi nhận những học sinh có sự tập trung lắng nghe giảng bài, hợp tác tốt, tích cực phát biểu trong giờ học. Đến cuối tuần, tôi mở phần mềm cho học sinh xem điểm, để xem trong tuần những bạn nào đạt điểm cao. Tôi sẽ phát quà (đồ dùng học tập, huy hiệu, sticker) và ghi tên những học sinh có điểm cao để tuyên dương ở góc học tập của lớp. Sau mỗi cuối tuần tôi sẽ thiết lập lại điểm, số điểm của học sinh sẽ trở về 0 để chuẩn bị cho tuần học tiếp theo. Nhờ đó giúp cho các em có động lực học tập tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động trong tiết học.
c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
- Học sinh tập trung, chú ý lắng nghe trong giờ học môn Tiếng Việt, tiếp thu tốt nội dung bài học nhờ vậy mà kết quả học tập cũng được nâng cao.
- Các em tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài, chủ động hợp tác với bạn bè và thầy cô.
* Nhược điểm của giải pháp mới
- Giáo viên phải kiên trì, cố gắng học hỏi và tìm tòi để có thể áp dụng các phần mềm.
- Khả năng áp dụng của giải pháp: với những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, tôi tin rằng các giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối lớp 1. Tôi hi vọng những giải pháp này sẽ được các thầy cô đồng nghiệp không chỉ khối lớp 1 mà còn có các khối lớp khác sử dụng rộng rãi để giúp học sinh tập trung lắng nghe, hợp tác, tích cực hơn trong giờ học môn Tiếng Việt.
8. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào tình hình thực tế lớp 1/2 trường Tiểu học thị trấn Lai Vung 2, tôi thấy kết quả có nhiều chuyển biến:
- Cụ thể, học sinh rất hứng thú và tập trung hơn vào nội dung của những bài giảng trên lớp, tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng và tìm hiểu bài.
- Các em thích thú hơn khi học môn Tiếng Việt, nhờ đó mà không khí lớp học cũng trở nên sôi nổi, vui vẻ hơn.
- Học sinh có thêm cơ hội để cùng nhau học tập, chia sẻ những điều học được. Minh chứng cụ thể nhất được tôi thể hiện qua bảng khảo sát sau:
So sánh kết quả các giai đoạn trong năm học 2024 – 2025
Thời điểm |
Số học sinh |
Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài |
Có phát biểu ý kiến xây dựng bài
|
Rụt rè, chưa tự tin, chưa hứng thú trong giờ học |
|||
Tháng 10/2024 |
31 |
6
|
19,4% |
10
|
32,3% |
15 |
48,4% |
Cuối học kì I |
31 |
22
|
71% |
8
|
25,8% |
1 |
3,2% |
Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rất vui vì đã giúp các em tiến bộ nhiều so với đầu năm học, giúp cho tôi có thêm nhiều động lực để nghiên cứu và hoàn thiện sáng kiến hơn.
9. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về phía giáo viên: cần có kiến thức vững chắc về các phần mềm, ứng dụng, cũng như kỹ năng sử dụng các thiết bị điện tử. Hơn nữa, phải nêu cao tinh thần sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu để áp dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt và hiệu quả trong giảng dạy.
- Về phía học sinh: phải tự tin về bản thân, cởi mở và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong học tập.
- Về phía cha mẹ học sinh: cần quan tâm, động viên các em trong học tập. Nhắc nhở các em tập trung, hợp tác, tích cực trong giờ học. Cho các em nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý để có tinh thần học tập tốt.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi thực hiện các giải pháp mới cho lớp 1/2 tôi đang dạy, học sinh có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực trong giờ học môn Tiếng Việt. Số lượng học sinh rụt rè, chưa tự tin, chưa hứng thú trong giờ học giảm rõ rệt, đầu năm là 15/31 em, cuối học kì 1 còn 1/31 em. Điều này chứng tỏ, các giải pháp tôi đưa ra hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh của tôi.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có);
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Lai Vung, ngày 12 tháng 3 năm 2025
|
Nguyễn Thị Huyền Trân